Kiên Giang sở hữu một vùng biển rộng 63.290km² và có đường biên giới trên biển giáp Campuchia, Thái Lan và Malaysia, vì thế đây là địa điểm lý tưởng để khai thác du lịch, đặc biệt là du lịch biển quốc tế.
Kiên Giang có trên 143 hòn đảo lớn, nhỏ với tổng diện tích 77.650ha, trong đó có 43 hòn đảo có dân cư sinh sống như: huyện đảo Phú Quốc, Kiên Hải, xã Tiên Hải – thị xã Hà Tiên… Hệ thống đảo, quần đảo của tỉnh có tiềm năng rất lớn về phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… với những bãi tắm tuyệt đẹp, rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng nguyên sinh với nhiều chim muông, gỗ quý… Do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên đến Kiên Giang du khách có thể tắm biển quanh năm. Bên cạnh các bãi biển thiên nhiên thu hút du khách, hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch ven biển cũng không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, theo đó nhiều khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao được xây dựng.
Xem thêm: Kinh nghiem du lich Phu Quoc và Những món ngon Phú QuốcTháng 10/2006, UNESCO đã công nhận Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) ven biển và biển đảo Kiên Giang là khu DTSQ thứ 5 của Việt Nam và đây cũng là khu DTSQ lớn nhất Đông Nam Á với hơn 1,1 triệu ha. Khu DTSQ Kiên Giang phong phú, đa dạng, đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái. Có thể thấy ở đây từ rừng tràm trên đất ngập nước, rừng trên núi đá – núi đá vôi đến hệ sinh thái biển mà trong đó tiêu biểu là thảm cỏ biển gắn liền với loài động vật quý hiếm là bờ biển...
Đi đâu? Chơi gì?
Ghé Phú Quốc thăm Bảo tàng Cội Nguồn
Bảo tàng tư nhân Cội Nguồn đã được đưa vào tour tham quan Phú Quốc của nhiều công ty du lịch đưa ra chào hàng du khách trong và ngoài nước
Nằm trên một triền đồi ở thị trấn Dương Đông, Phú Quốc (149 Trần Hưng Đạo), bảo tàng tư nhân thuộc sở hữu của ông Huỳnh Phước Huệ với 2.000 hiện vật, trong đó có hơn 1.100 cổ vật đã được hội đồng thẩm định cổ vật của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Kiên Giang xác định.
Những món cổ vật trưng bày tại bảo tàng có sức hấp dẫn rất riêng như bộ rìu đá Cửa Cạn được xác định tuổi đời 2.500 năm, những mẫu đá hóa thạch tuyệt đẹp như những tác phẩm nghệ thuật có tuổi đời vài trăm triệu năm, những mảnh sành sứ được vớt từ tàu cổ đắm ở bờ đông đảo từ thế kỷ 15-17, những đồng tiền xưa có từ vài thế kỷ trước...
Và còn rất nhiều thông tin bổ ích khác như Phú Quốc dưới chế độ phong kiến nhà Nguyễn, vai trò họ Mạc với Phú Quốc, Phú Quốc dưới ánh sáng của Đảng, nhà tù Phú Quốc... thu hút sự quan tâm của không ít du khách trong và ngoài nước.
Nhà tù Phú Quốc hay nhà lao Cây Dừa
Di tích lịch sử nhà lao Cây Dừa, tức nhà tù Phú Quốc, tọa lạc tại thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc
Nhà lao này được xây dựng từ thời Pháp, thuộc xóm Cây Dừa trước đây nên mới có tên gọi như vậy. Thời Việt Nam Cộng Hoà, nhà lao Cây Dừa được mở rộng trở thành trại giam lớn nhất đương thời với tên gọi là Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc hay Trại giam tù binh Cộng sản Phú Quốc.
Khu di tích ngày nay không rộng, nằm trên khu vực chính nhà lao cũ, có nhà trưng bày hiện vật xây hai tầng và khu trưng bày ngoài trời những hiện vật nguyên gốc và hầu như nguyên vị trí. Nhà lao Cây Dừa được công nhận là di tích lịch sử năm 1996 và bắt đầu mở cửa đón du khách đến tham quan. Nhà lao Cây Dừa đã đi vào văn học qua cuốn ký sự lịch sử của nhà văn Chu Lai.
Chùa Ratanaransĩ (Kiên Giang) - Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia
Chùa Láng Cát là một ngôi chùa Khmer tọa lạc ở số 325 đường Ngô Quyền, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Chùa được nhà sư Riddhijaya cho xây dựng vào năm 1412, lúc đầu có tên gọi là Angkor Chum. Năm 1954, dưới thời trụ trì của đại đức Danh Hao, chùa được đổi tên chùa là Ang Kor Chum Wongsa. Đến năm 1961, hòa thượng Danh Ớt lại đổi tên chùa là Ratanaransĩ, người Việt quen gọi là chùa Láng Cát.
Chùa đã qua 31 đời trụ trì. Trụ trì hiện nay là hoà thượng Danh Nhưỡng, thành viên Hội đồng Chứng Minh và Phó Trưởng ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang, Hiệu trưởng trường Phật học Pali Nam tông. Chùa đã được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử văn hoá quốc gia.
Kiến trúc chùa mang đậm dấu ấn của phong cách Khmer. Chánh điện được bài trí trang nghiêm. Trên bệ thờ Phật có một viên ngọc xá lợi Phật do hoà thượng Hộ Tông thỉnh từ Ấn Độ về năm 1957. Sáng ngày 3/5/2009, chùa Láng Cát kết hợp cùng Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang, Hội đoàn kết Sư Sãi yêu nước tỉnh tổ chức lễ khánh thành chánh điện và giảng đường (Sala). Năm 1997, Ban quản trị cùng Chư tăng Phật tử chùa họp kêu gọi phát tâm hùn phước đóng góp xây dựng, đến năm 2003 chỉ xây dựng được phần nền, móng và phần cột bê tông.
Sùng Hưng Cổ Tự
Sùng Hưng Cổ Tự là ngôi chùa cổ hiếm hoi tọa lạc tại thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Hiện nay, chùa là một trong những điểm tham quan không thể thiếu trong các tour du lịch đến đảo Phú Quốc.
Bảo tàng tư nhân Cội Nguồn đã được đưa vào tour tham quan Phú Quốc của nhiều công ty du lịch đưa ra chào hàng du khách trong và ngoài nước
Nằm trên một triền đồi ở thị trấn Dương Đông, Phú Quốc (149 Trần Hưng Đạo), bảo tàng tư nhân thuộc sở hữu của ông Huỳnh Phước Huệ với 2.000 hiện vật, trong đó có hơn 1.100 cổ vật đã được hội đồng thẩm định cổ vật của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Kiên Giang xác định.
Những món cổ vật trưng bày tại bảo tàng có sức hấp dẫn rất riêng như bộ rìu đá Cửa Cạn được xác định tuổi đời 2.500 năm, những mẫu đá hóa thạch tuyệt đẹp như những tác phẩm nghệ thuật có tuổi đời vài trăm triệu năm, những mảnh sành sứ được vớt từ tàu cổ đắm ở bờ đông đảo từ thế kỷ 15-17, những đồng tiền xưa có từ vài thế kỷ trước...
Và còn rất nhiều thông tin bổ ích khác như Phú Quốc dưới chế độ phong kiến nhà Nguyễn, vai trò họ Mạc với Phú Quốc, Phú Quốc dưới ánh sáng của Đảng, nhà tù Phú Quốc... thu hút sự quan tâm của không ít du khách trong và ngoài nước.
Di tích lịch sử nhà lao Cây Dừa, tức nhà tù Phú Quốc, tọa lạc tại thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc
Nhà lao này được xây dựng từ thời Pháp, thuộc xóm Cây Dừa trước đây nên mới có tên gọi như vậy. Thời Việt Nam Cộng Hoà, nhà lao Cây Dừa được mở rộng trở thành trại giam lớn nhất đương thời với tên gọi là Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc hay Trại giam tù binh Cộng sản Phú Quốc.
Khu di tích ngày nay không rộng, nằm trên khu vực chính nhà lao cũ, có nhà trưng bày hiện vật xây hai tầng và khu trưng bày ngoài trời những hiện vật nguyên gốc và hầu như nguyên vị trí. Nhà lao Cây Dừa được công nhận là di tích lịch sử năm 1996 và bắt đầu mở cửa đón du khách đến tham quan. Nhà lao Cây Dừa đã đi vào văn học qua cuốn ký sự lịch sử của nhà văn Chu Lai.
Chùa Ratanaransĩ (Kiên Giang) - Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia
Chùa Láng Cát là một ngôi chùa Khmer tọa lạc ở số 325 đường Ngô Quyền, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Chùa được nhà sư Riddhijaya cho xây dựng vào năm 1412, lúc đầu có tên gọi là Angkor Chum. Năm 1954, dưới thời trụ trì của đại đức Danh Hao, chùa được đổi tên chùa là Ang Kor Chum Wongsa. Đến năm 1961, hòa thượng Danh Ớt lại đổi tên chùa là Ratanaransĩ, người Việt quen gọi là chùa Láng Cát.
Chùa đã qua 31 đời trụ trì. Trụ trì hiện nay là hoà thượng Danh Nhưỡng, thành viên Hội đồng Chứng Minh và Phó Trưởng ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang, Hiệu trưởng trường Phật học Pali Nam tông. Chùa đã được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử văn hoá quốc gia.
Kiến trúc chùa mang đậm dấu ấn của phong cách Khmer. Chánh điện được bài trí trang nghiêm. Trên bệ thờ Phật có một viên ngọc xá lợi Phật do hoà thượng Hộ Tông thỉnh từ Ấn Độ về năm 1957. Sáng ngày 3/5/2009, chùa Láng Cát kết hợp cùng Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang, Hội đoàn kết Sư Sãi yêu nước tỉnh tổ chức lễ khánh thành chánh điện và giảng đường (Sala). Năm 1997, Ban quản trị cùng Chư tăng Phật tử chùa họp kêu gọi phát tâm hùn phước đóng góp xây dựng, đến năm 2003 chỉ xây dựng được phần nền, móng và phần cột bê tông.
Sùng Hưng Cổ Tự
Sùng Hưng Cổ Tự là ngôi chùa cổ hiếm hoi tọa lạc tại thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Hiện nay, chùa là một trong những điểm tham quan không thể thiếu trong các tour du lịch đến đảo Phú Quốc.
Chùa được xây vào những năm đầu của thế kỷ XX. Vùng đất này trước đây là nghĩa địa hoang vắng. Nhân dân đã lập nên hai ngôi chùa là Sùng Nghĩa và Hưng Nhân để làm nơi thờ cúng và cầu siêu cho những linh hồn. Về sau hợp nhất hai chùa lại và lấy tên Sùng Hưng. Chùa Sùng Hưng được nhắc đến trong một quyển sách chuyên khảo về Phú Quốc bằng Pháp văn (năm 1906) như sau: “Phú Quốc chỉ có một ngôi chùa ở Dương Đông, nơi đây người An Nam, người tàu, người Minh Hương không phân biệt, đến cúi lạy và cầu nguyện”.
Dinh Cậu Phú Quốc
Thiên nhiên đã tạo nên những múi đá kỳ lạ để người dân nơi đây dựng lên Dinh Cậu, hương khói quanh năm.
Mũi đá Dinh Cậu cuốn hút du khách không chỉ bởi vẻ kỳ thú do thiên nhiên ban tặng, mà còn vì sự huyền bí, linh thiêng qua những truyền thuyết xa xưa. Chuyện kể rằng người dân Phú Quốc sống bằng nghề chài lưới, nhiều ngư dân ra khơi gặp sóng dữ đã mãi mãi không về. Đột nhiên một mõm đá dần dần nổi lên nơi cửa biển, người dân cho rằng đây là điềm tốt nên đến đây thờ cúng và quả nhiên chuyến đi gặp được sóng êm biển lặng. Tin lành đồn xa, dần dần hình thành nên tục thờ cúng tại mỏm đá này và đặt tên là DINH CẬU.
Dinh Cậu còn có tên gọi là Miếu thờ Long Vương. Miếu thờ này được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, kỳ thú được tạo nên từ ghềnh đá và biển, liên quan với đạo thờ Mẫu. Điều này chứng tỏ từ khi mở đất người Việt đã đặt chân lên Phú Quốc và đặt nền móng cho văn hóa Việt bén rễ ở vùng đảo xa này. Dinh Cậu liên quan mật thiết với tục thờ Bà Cậu, tức tục thờ Bà Thủy và Cậu Tai, con trai út cưng của bà. Nếu ở miền Quảng Nam- Đà Nẵng có tục thờ “Cậu Tài”( tài vật, tài sản…), thì trong tiến trình “Nam tiến” khai hoang người ta gọi chệch đi là “Cậu Tai”(tai hoạ, tai nạn…), một đối tượng khách quan mà mình chưa nhận thức hết, chưa chinh phục được. Từ chữ “Tài” đến chữ “Tai”, cho thấy bước phát triển mới về chủ nghĩa duy vật mộc mạc trong tư duy của nhân dân lao động khai hoang xưa.
Hang Dơi Phú Quốc
Hang Dơi – một hang núi hiểm trở nằm trên ngọn Suối Tranh. Thác nước nơi đầu nguồn thật lãng mạng, từng mảng nước trắng xóa như xóa tan đi bao nhiêu nhọc nhằn của cuộc sống cứ tuông trào tuông trào không dứt. Muốn đến hang Dơi các bạn phải vượt lên đến đầu nguồn ngọn thác, băng qua những dốc núi cheo leo hiểm trở, đôi khi còn có những vị khách không mời mà đến trăn, rắn, rít…
Mãi lo đối phó với núi đá cheo leo, rắn rít dọc đường, chúng ta quên mất thiên nhiên tuyệt vời đang mở ra. Dừng lại để thưởng thức không khí hoàn toàn trong lành, thoang thoảng mùi hoa dại, cỏ cây, thỉnh thoảng ta bắt gặp một vài cánh hoa màu tim tím hay nhánh lan rừng vàng nhạt. Thiên nhiên bao la bao nhiêu, con người càng có cảm giác bé nhỏ bấy nhiêu. Vượt qua bao gian nan, cuối cùng một hang núi cũng hiện ra trước mắt.
Suối Tiên Phú Quốc
Từ thị trấn Dương Đông đi về ấp Suối Đá, xã Dương Tơ khoảng 5 km, đến ngã ba rẽ trái, đi vào con đường đất đỏ khoảng 2 km là tới chân suối Tiên. Tại đây du khách gửi xe và tiếp tục đi thêm một đoạn đường ngắn sẽ đến suối Tiên. Đường vào suối Tiên hẹp, nhưng khá dễ đi. Cảnh vật hữu tình, hai bên sim rừng mọc kín, đường uốn lượn quanh co giữa bạt ngàn rừng núi. Nhưng, có lẽ đẹp và thơ mộng nhất là từ tháng 12 đến tháng hai âm lịch hằng năm. Đây là thời điểm sim rừng chín rộ, những cô gái, chàng trai địa phương hò hẹn cùng lên rừng hái sim chín. Sim chín đem về ủ lại cho lên men để lấy mật sim. Mật sim pha với rượu gạo sẽ cho một loại nước lên men với tên gọi là rượu sim – một đặc sản nổi tiếng không kém gì nước mắm hay hồ tiêu của Phú Quốc.
Suối Tiên có dòng nước chảy từ trên núi xuống với chiều dài tới hơn một cây số. Giống như suối Đá Bàn, suối Tranh, lòng suối Tiên cũng có những tảng đá to nhưng khá bằng phẳng có thể trở thành những “thạch bàn” cho khách nghỉ chân. Suối chảy len lỏi theo núi đá, đoạn dưới suối tạo thành thác nhỏ và một hồ nước khá rộng. Sau chặng đường khá xa với đoạn cuối cùng phải cuốc bộ, nhảy qua vô số tảng đá, du khách chỉ muốn ngay lập tức đắm mình trong làn nước trong xanh mát lạnh.
Suối Tranh Phú Quốc
Từ thị trấn Dương Đông, theo tuyến đường Dương Đông – Hàm Ninh khoảng 10 km là đến được Suối Tranh. Ở đây có phong cảnh thiên nhiên đẹp với hoa cỏ, núi rừng, biển và suối, là địa điểm tổ chức cắm trại, dã ngoại thú vị. Đến đây, du khách có thể dựng lều bên bờ suối để nghỉ ngơi và tham gia nhiều hoạt động dã ngoại đặc sắc.
Con suối chảy hiền hoà bên những phiến đá nối tiếp nhau chạy dài xa tít. Có đoạn suối chảy qua các ghềnh đá tạo nên những con thác nhỏ với làn nước mềm mại, trắng xoá… Có một lối mòn dọc theo bờ suối, đủ để hai người nắm tay nhau đi dưới tán rừng xanh mát. Những bậc tam cấp trên lối đi vừa với mỗi bước chân nên du khách không có cảm giác mệt dù đang lên núi. Khung cảnh tựa như bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp (có lẽ vì thế mà người ta gọi là suối Tranh).
Khám phá cảnh đẹp núi Tà Pang – Kiên Giang
Thường thì nói đến Hà Tiên (Kiên Giang) người ta nghĩ ngay đến Mũi Nai – một trong mười cảnh đẹp trong “Hà Tiên thập vịnh” do Mạc Thiên Tích sáng tác. Nhiều người đã đến nhiều lần bãi biển đẹp nhất Đồng bằng sông Cửu Long này, nhưng hiếm người biết ở nơi này có núi Tà Pang là một thắng cảnh tuyệt vời.
Khu vực núi Tà Pang rộng 11,7ha, gồm núi Tà Pang, bên chân núi và biển Mũi Nai, là điểm “đắc địa” nhất trong quần thể du lịch Mũi Nai (17ha với 11 doanh nghiệp khai thác). Đến Tà Pang, với 50.000 đồng là bạn có chuyến “phiêu lưu” lên, xuống núi bằng xe trượt ống. Nhấm nháp ly cà phê ngọt đắng nơi Lầu Vọng Cảnh đã thích, lại càng thích hơn khi tốn 5.000 đồng, bạn sẽ được thưởng lãm khắp cả “bốn phương tám hướng” qua 1 trong 3 viễn vọng kính nhìn thị xã Hà Tiên, núi Tô Châu, cửa biển Hà Tiên, quần đảo Bà Lụa, núi Đèn, Bãi Trước Mũi Nai, Đá Dựng, Thạch Động, Đông Hồ, quần đảo Hải Tặc; đặc biệt đảo Koka, Kep, ruộng muối, núi Lục Sơn, Casino Hà Tiên – Vegas thuộc tỉnh Kampot (Campuchia)... như nằm ngay sát mắt bạn.
Thỏa mãn “tò mò” xong, bạn ngồi lên 1 trong số 54 chiếc xe trượt ống, xuống núi. Từ độ cao 128m, với tốc độ tối đa 40km/h, chiếc xe uốn lượn quanh co theo triền dốc, nhiều lúc nghiêng 45 độ như muốn trút bạn xuống đường ống, dù đã thắt dây an toàn. Đoạn đường dài 1.250m là một trải nghiệm đầy mạo hiểm, thót tim nhưng cũng là niềm vui vì người chơi có thể tự điều khiển cảm giác ấy bằng hai cần thắng. Hệ thống xe trượt ống ở đây là 1 trong 3 hệ thống xe trượt ống có mặt ở Việt Nam, được hoàn thành theo công nghệ tiên tiến nhất của Cộng hòa Liên bang Đức.
“Hạ sơn”, du khách thả bộ trên con đường nhựa theo sườn núi giữa hai hàng xoài rậm mát, tận hưởng không khí thanh sạch hiếm có. Dạo con đường ven biển, sảng khoái hứng những ngọn gió muối lồng lộng thổi vào. Bên đường, nơi này mấy người ngồi ăn uống chuyện trò, nơi nọ một nhúm người bên nhau ca những bài hát tươi vui vang vang qua mấy cái loa thùng. Lại có nhóm người hứng thú tột đỉnh còn nhảy nhót... Dưới biển, nam nữ già trẻ bé lớn nô đùa hồn nhiên...
Ưu điểm của bãi biển khu Tà Pang là nước trong suốt bốn mùa. Bãi biển lúc nào cũng sạch nhờ lực lượng công nhân dọn rác liên tục. Cây trong khu vực càng lúc càng đậm màu xanh vì chỉ được trồng thêm mà không được đốn chặt. Vui đùa sóng biển, khỏe người, bụng đói, khách thưởng thức đặc sản biển. Cá đuối chiên, từng miếng giòn tanh tách như “nhảy múa” trong răng. Hàu sữa chiên bột bùi béo. Cá sòng nướng than chấm nước mắm chua ngọt ăn với xà lách, cà chua, dưa leo, khoái khẩu. Còn được gọi “cá bọc thép” vì vảy rất dầy, nên khi ăn cá sòng phải gỡ bỏ vảy, thịt cá trắng tươi bày ra, cắn, ngọt lừ chân răng. Nhưng ngon nhất và “tâm linh” nhất là lẩu chua sả nghệ cá nhám giàu. Cá nhám giàu là loại cá biển khá hiếm, chỉ bán cho những nhà hàng lớn. Ngày thường giá cá đã cao (120.000 đồng/kg), đầu năm Âm lịch giá cá càng cao “ngất trời” (240.000 đồng/kg). Lẩu chua sả nghệ cá nhám giàu là mặt hàng “chiến lược” của điểm du lịch Tà Pang.
Du khách có thể nghỉ tại Nhà nghỉ Tà Pang, nằm sát biển. Nhà nghỉ có 7 phòng với nhiều tiện nghi, gồm: 1 phòng VIP, 3 phòng 2 giường chiếc và 3 phòng 1 giường đôi. Giá: 250.000 đồng/phòng – 500.000 đồng/phòng, nên nhiều khách đến nghỉ vì muốn hưởng không khí yên tĩnh và thanh sạch mà khách sạn ở thị xã Hà Tiên không có.
Câu Cá Ở Rừng U Minh
Có thể bạn chưa từng thấy những con cá lóc 4-5 kg một con, cá rô to bằng bàn tay người lớn, cá sặt rằn 3-4 con một ký. Những ngày cuối tuần về U Minh Thượng sẽ thấy.
Về tới ngã ba Rạch Sỏi, theo QL 61 tới thị trấn Minh Lương, qua phà Tắc Cậu, đi theo QL 63 tới chợ Thứ 7, rẽ trái về ấp Cạn Ngọn, xã Thanh Yên, huyện An Biên (Kiên Giang) là tới Vườn quốc gia U Minh Thượng. Tháng 4.2004, vườn quốc gia này bắt đầu khai thác du lịch và mở dịch vụ câu cá trong rừng.
Dù loại hình du lịch này ở Vườn quốc gia U Minh Thượng cơ sở vật chất phục vụ khách còn quá nghèo nàn, ọp ẹp. Quanh hồ chỉ chừng chục căn chòi cột kèo bằng gỗ tràm, mái lợp lá, phục vụ cơm nước, rượu bia đơn sơ. Nhưng mỗi tháng đón không dưới 1.500 khách mê câu cá từ các nơi kéo về.
Vào U Minh Thượng câu cá, mua vé 40.000đ/người/ngày. Nếu không câu, khách có thể thuê vỏ lải của khu du lịch đến các trảng lớn trong rừng với giá 30.000 đồng/người. Sáng 7 giờ đưa đi, chiều 17 giờ đón về, khách có thể mang đồ ăn riêng theo sở thích.
Đa số dân câu đều mê các trảng trống vì ở đó cá nhiều và cá “mọc râu” lên hàng cụ. Sau khi trả các khoản chi phí trên, du khách câu được bao nhiêu cá cứ mang về bấy nhiêu.
Dinh Cậu Phú Quốc
Thiên nhiên đã tạo nên những múi đá kỳ lạ để người dân nơi đây dựng lên Dinh Cậu, hương khói quanh năm.
Mũi đá Dinh Cậu cuốn hút du khách không chỉ bởi vẻ kỳ thú do thiên nhiên ban tặng, mà còn vì sự huyền bí, linh thiêng qua những truyền thuyết xa xưa. Chuyện kể rằng người dân Phú Quốc sống bằng nghề chài lưới, nhiều ngư dân ra khơi gặp sóng dữ đã mãi mãi không về. Đột nhiên một mõm đá dần dần nổi lên nơi cửa biển, người dân cho rằng đây là điềm tốt nên đến đây thờ cúng và quả nhiên chuyến đi gặp được sóng êm biển lặng. Tin lành đồn xa, dần dần hình thành nên tục thờ cúng tại mỏm đá này và đặt tên là DINH CẬU.
Dinh Cậu còn có tên gọi là Miếu thờ Long Vương. Miếu thờ này được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, kỳ thú được tạo nên từ ghềnh đá và biển, liên quan với đạo thờ Mẫu. Điều này chứng tỏ từ khi mở đất người Việt đã đặt chân lên Phú Quốc và đặt nền móng cho văn hóa Việt bén rễ ở vùng đảo xa này. Dinh Cậu liên quan mật thiết với tục thờ Bà Cậu, tức tục thờ Bà Thủy và Cậu Tai, con trai út cưng của bà. Nếu ở miền Quảng Nam- Đà Nẵng có tục thờ “Cậu Tài”( tài vật, tài sản…), thì trong tiến trình “Nam tiến” khai hoang người ta gọi chệch đi là “Cậu Tai”(tai hoạ, tai nạn…), một đối tượng khách quan mà mình chưa nhận thức hết, chưa chinh phục được. Từ chữ “Tài” đến chữ “Tai”, cho thấy bước phát triển mới về chủ nghĩa duy vật mộc mạc trong tư duy của nhân dân lao động khai hoang xưa.
Hang Dơi Phú Quốc
Hang Dơi – một hang núi hiểm trở nằm trên ngọn Suối Tranh. Thác nước nơi đầu nguồn thật lãng mạng, từng mảng nước trắng xóa như xóa tan đi bao nhiêu nhọc nhằn của cuộc sống cứ tuông trào tuông trào không dứt. Muốn đến hang Dơi các bạn phải vượt lên đến đầu nguồn ngọn thác, băng qua những dốc núi cheo leo hiểm trở, đôi khi còn có những vị khách không mời mà đến trăn, rắn, rít…
Mãi lo đối phó với núi đá cheo leo, rắn rít dọc đường, chúng ta quên mất thiên nhiên tuyệt vời đang mở ra. Dừng lại để thưởng thức không khí hoàn toàn trong lành, thoang thoảng mùi hoa dại, cỏ cây, thỉnh thoảng ta bắt gặp một vài cánh hoa màu tim tím hay nhánh lan rừng vàng nhạt. Thiên nhiên bao la bao nhiêu, con người càng có cảm giác bé nhỏ bấy nhiêu. Vượt qua bao gian nan, cuối cùng một hang núi cũng hiện ra trước mắt.
Suối Tiên Phú Quốc
Từ thị trấn Dương Đông đi về ấp Suối Đá, xã Dương Tơ khoảng 5 km, đến ngã ba rẽ trái, đi vào con đường đất đỏ khoảng 2 km là tới chân suối Tiên. Tại đây du khách gửi xe và tiếp tục đi thêm một đoạn đường ngắn sẽ đến suối Tiên. Đường vào suối Tiên hẹp, nhưng khá dễ đi. Cảnh vật hữu tình, hai bên sim rừng mọc kín, đường uốn lượn quanh co giữa bạt ngàn rừng núi. Nhưng, có lẽ đẹp và thơ mộng nhất là từ tháng 12 đến tháng hai âm lịch hằng năm. Đây là thời điểm sim rừng chín rộ, những cô gái, chàng trai địa phương hò hẹn cùng lên rừng hái sim chín. Sim chín đem về ủ lại cho lên men để lấy mật sim. Mật sim pha với rượu gạo sẽ cho một loại nước lên men với tên gọi là rượu sim – một đặc sản nổi tiếng không kém gì nước mắm hay hồ tiêu của Phú Quốc.
Suối Tiên có dòng nước chảy từ trên núi xuống với chiều dài tới hơn một cây số. Giống như suối Đá Bàn, suối Tranh, lòng suối Tiên cũng có những tảng đá to nhưng khá bằng phẳng có thể trở thành những “thạch bàn” cho khách nghỉ chân. Suối chảy len lỏi theo núi đá, đoạn dưới suối tạo thành thác nhỏ và một hồ nước khá rộng. Sau chặng đường khá xa với đoạn cuối cùng phải cuốc bộ, nhảy qua vô số tảng đá, du khách chỉ muốn ngay lập tức đắm mình trong làn nước trong xanh mát lạnh.
Suối Tranh Phú Quốc
Từ thị trấn Dương Đông, theo tuyến đường Dương Đông – Hàm Ninh khoảng 10 km là đến được Suối Tranh. Ở đây có phong cảnh thiên nhiên đẹp với hoa cỏ, núi rừng, biển và suối, là địa điểm tổ chức cắm trại, dã ngoại thú vị. Đến đây, du khách có thể dựng lều bên bờ suối để nghỉ ngơi và tham gia nhiều hoạt động dã ngoại đặc sắc.
Con suối chảy hiền hoà bên những phiến đá nối tiếp nhau chạy dài xa tít. Có đoạn suối chảy qua các ghềnh đá tạo nên những con thác nhỏ với làn nước mềm mại, trắng xoá… Có một lối mòn dọc theo bờ suối, đủ để hai người nắm tay nhau đi dưới tán rừng xanh mát. Những bậc tam cấp trên lối đi vừa với mỗi bước chân nên du khách không có cảm giác mệt dù đang lên núi. Khung cảnh tựa như bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp (có lẽ vì thế mà người ta gọi là suối Tranh).
Khám phá cảnh đẹp núi Tà Pang – Kiên Giang
Thường thì nói đến Hà Tiên (Kiên Giang) người ta nghĩ ngay đến Mũi Nai – một trong mười cảnh đẹp trong “Hà Tiên thập vịnh” do Mạc Thiên Tích sáng tác. Nhiều người đã đến nhiều lần bãi biển đẹp nhất Đồng bằng sông Cửu Long này, nhưng hiếm người biết ở nơi này có núi Tà Pang là một thắng cảnh tuyệt vời.
Khu vực núi Tà Pang rộng 11,7ha, gồm núi Tà Pang, bên chân núi và biển Mũi Nai, là điểm “đắc địa” nhất trong quần thể du lịch Mũi Nai (17ha với 11 doanh nghiệp khai thác). Đến Tà Pang, với 50.000 đồng là bạn có chuyến “phiêu lưu” lên, xuống núi bằng xe trượt ống. Nhấm nháp ly cà phê ngọt đắng nơi Lầu Vọng Cảnh đã thích, lại càng thích hơn khi tốn 5.000 đồng, bạn sẽ được thưởng lãm khắp cả “bốn phương tám hướng” qua 1 trong 3 viễn vọng kính nhìn thị xã Hà Tiên, núi Tô Châu, cửa biển Hà Tiên, quần đảo Bà Lụa, núi Đèn, Bãi Trước Mũi Nai, Đá Dựng, Thạch Động, Đông Hồ, quần đảo Hải Tặc; đặc biệt đảo Koka, Kep, ruộng muối, núi Lục Sơn, Casino Hà Tiên – Vegas thuộc tỉnh Kampot (Campuchia)... như nằm ngay sát mắt bạn.
Thỏa mãn “tò mò” xong, bạn ngồi lên 1 trong số 54 chiếc xe trượt ống, xuống núi. Từ độ cao 128m, với tốc độ tối đa 40km/h, chiếc xe uốn lượn quanh co theo triền dốc, nhiều lúc nghiêng 45 độ như muốn trút bạn xuống đường ống, dù đã thắt dây an toàn. Đoạn đường dài 1.250m là một trải nghiệm đầy mạo hiểm, thót tim nhưng cũng là niềm vui vì người chơi có thể tự điều khiển cảm giác ấy bằng hai cần thắng. Hệ thống xe trượt ống ở đây là 1 trong 3 hệ thống xe trượt ống có mặt ở Việt Nam, được hoàn thành theo công nghệ tiên tiến nhất của Cộng hòa Liên bang Đức.
“Hạ sơn”, du khách thả bộ trên con đường nhựa theo sườn núi giữa hai hàng xoài rậm mát, tận hưởng không khí thanh sạch hiếm có. Dạo con đường ven biển, sảng khoái hứng những ngọn gió muối lồng lộng thổi vào. Bên đường, nơi này mấy người ngồi ăn uống chuyện trò, nơi nọ một nhúm người bên nhau ca những bài hát tươi vui vang vang qua mấy cái loa thùng. Lại có nhóm người hứng thú tột đỉnh còn nhảy nhót... Dưới biển, nam nữ già trẻ bé lớn nô đùa hồn nhiên...
Ưu điểm của bãi biển khu Tà Pang là nước trong suốt bốn mùa. Bãi biển lúc nào cũng sạch nhờ lực lượng công nhân dọn rác liên tục. Cây trong khu vực càng lúc càng đậm màu xanh vì chỉ được trồng thêm mà không được đốn chặt. Vui đùa sóng biển, khỏe người, bụng đói, khách thưởng thức đặc sản biển. Cá đuối chiên, từng miếng giòn tanh tách như “nhảy múa” trong răng. Hàu sữa chiên bột bùi béo. Cá sòng nướng than chấm nước mắm chua ngọt ăn với xà lách, cà chua, dưa leo, khoái khẩu. Còn được gọi “cá bọc thép” vì vảy rất dầy, nên khi ăn cá sòng phải gỡ bỏ vảy, thịt cá trắng tươi bày ra, cắn, ngọt lừ chân răng. Nhưng ngon nhất và “tâm linh” nhất là lẩu chua sả nghệ cá nhám giàu. Cá nhám giàu là loại cá biển khá hiếm, chỉ bán cho những nhà hàng lớn. Ngày thường giá cá đã cao (120.000 đồng/kg), đầu năm Âm lịch giá cá càng cao “ngất trời” (240.000 đồng/kg). Lẩu chua sả nghệ cá nhám giàu là mặt hàng “chiến lược” của điểm du lịch Tà Pang.
Du khách có thể nghỉ tại Nhà nghỉ Tà Pang, nằm sát biển. Nhà nghỉ có 7 phòng với nhiều tiện nghi, gồm: 1 phòng VIP, 3 phòng 2 giường chiếc và 3 phòng 1 giường đôi. Giá: 250.000 đồng/phòng – 500.000 đồng/phòng, nên nhiều khách đến nghỉ vì muốn hưởng không khí yên tĩnh và thanh sạch mà khách sạn ở thị xã Hà Tiên không có.
Câu Cá Ở Rừng U Minh
Có thể bạn chưa từng thấy những con cá lóc 4-5 kg một con, cá rô to bằng bàn tay người lớn, cá sặt rằn 3-4 con một ký. Những ngày cuối tuần về U Minh Thượng sẽ thấy.
Về tới ngã ba Rạch Sỏi, theo QL 61 tới thị trấn Minh Lương, qua phà Tắc Cậu, đi theo QL 63 tới chợ Thứ 7, rẽ trái về ấp Cạn Ngọn, xã Thanh Yên, huyện An Biên (Kiên Giang) là tới Vườn quốc gia U Minh Thượng. Tháng 4.2004, vườn quốc gia này bắt đầu khai thác du lịch và mở dịch vụ câu cá trong rừng.
Dù loại hình du lịch này ở Vườn quốc gia U Minh Thượng cơ sở vật chất phục vụ khách còn quá nghèo nàn, ọp ẹp. Quanh hồ chỉ chừng chục căn chòi cột kèo bằng gỗ tràm, mái lợp lá, phục vụ cơm nước, rượu bia đơn sơ. Nhưng mỗi tháng đón không dưới 1.500 khách mê câu cá từ các nơi kéo về.
Vào U Minh Thượng câu cá, mua vé 40.000đ/người/ngày. Nếu không câu, khách có thể thuê vỏ lải của khu du lịch đến các trảng lớn trong rừng với giá 30.000 đồng/người. Sáng 7 giờ đưa đi, chiều 17 giờ đón về, khách có thể mang đồ ăn riêng theo sở thích.
Đa số dân câu đều mê các trảng trống vì ở đó cá nhiều và cá “mọc râu” lên hàng cụ. Sau khi trả các khoản chi phí trên, du khách câu được bao nhiêu cá cứ mang về bấy nhiêu.
Cây trong rừng U Minh
Nhà nghỉ trong rừng U Minh
Khu rừng tràm
Thăm núi Mo SoNúi Mo So thuộc ấp Ba Núi, xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, cách thị xã Hà Tiên khoảng 30km, là một trong những điểm tham quan thu hút đông đảo du khách của du lịch Kiên Giang hiện nay.
Mo So theo tiếng Khmer có nghĩa là núi vôi. Nơi đây được xem như một kỳ quan thiên nhiên có một không hai ở Nam bộ. Những hang động bí ẩn trong lòng Mo So khiến cho du khách có nhiều cảm xúc lạ trước cảnh quan và lịch sử.
Mo So có một hệ thống hang động ẩn hiện giữa một vùng đồi núi điệp trùng mà ở giữa có một thung lũng độc đáo rộng chừng 1.000m2. Bên trong, nắng và gió theo khe đá lọt vào hang động tạo ra không gian thông thoáng ngay trong hang đá. Những hang động ăn thông, luồn với nhau hình thành những ngóc ngách bí hiểm.
Núi Mo So
Sau khi đi ngoằn ngoèo trong bóng tối thâm u, bỗng ánh sáng bừng lên, ấy là khi du khách đã đến cửa và đối diện với thung lũng. Trong hang cũng có các hàng quán bán đồ ẩm thực và nước giải khát phục vụ cho khách tham quan, hành hương.
Ở núi Mo So, do sự tác động kéo dài của sóng biển đã xoáy sâu vào núi hoặc trổ hướng thông nhau thành hang chân sóng và hang động lớn rất lạ mắt, có chiều sâu hun hút. Hệ thống cửa hang chằng chịt và bao bọc bởi vách núi sừng sững, lòng hang hình bầu dục, bóng loáng, có nhiều ngõ sâu thẳm, nhiều mạch nước ngầm chảy thành suối mát lạnh lan tỏa.
Hang động trong núi Mo So
Những cột thạch nhũ hình khối đẹp mắt và độc đáo lơ lửng trên đầu, làm cho hang động thêm kỳ ảo. Mo So vừa u tịch huyền ảo, vừa thơ mộng khiến cho du khách khó quên sau một lần ghé thăm.
Từng là căn cứ của quân dân Hà Tiên qua hai cuộc kháng chiến, hang Mo So là nơi phát ra những quyết định chỉ đạo mọi hoạt động cách mạng. Vì lẽ đó, tháng 4-1995 Bộ Văn hóa – Thông tin đã quyết định công nhận núi Mo So là di tích lịch sử văn hóa.
Khám phá ’Động Phong Nha’ của miền Tây
Những vách đá vôi sừng sững, những hang động kỳ thú, thạch nhũ nhiều hình dạng, núi Đá Dựng của Hà Tiên được mệnh danh là ’Động Phong Nha’ của vùng đất phù sa.
Núi Đá Dựng, tên chữ là Châm Nham Lạc Lộ gắn với truyền thuyết khi đến khai mở đất Hà Tiên, thấy thỉnh thoảng nông dân nhặt được ngọc quý trên núi, nên Mạc Cửu đã đặt tên cho núi là Châu Nham - núi ngọc.
Núi cao khoảng 100m, trông giống hình tam giác cân toạ lạc giữa ruộng lúa bao la thuộc xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, Kiên Giang. Có hai hướng để đến đây, một là trên đường đến Thạch Động có ngã rẽ ra đồng, rẽ vào hướng đó, đi thêm gần 2km là tới. Đường thứ hai là sau khi qua khỏi Thạch Động, hướng về cửa khẩu Xà Xía có đường đất đỏ rẽ vào.
Dựa vào truyền thuyết có các động như động Cội Hàng Da, được cho rằng là nơi sinh sống của Thạch Sanh, cũng là nơi chàng giương cung bắn con chim đại bàng đang cắp công chúa khi nó bay ngang qua. Động Lầu Chuông, nơi Thạch Sanh bị Lý Thông giam giữ sau khi cứu được công chúa.
Vừa thất vọng về người anh kết nghĩa, vừa buồn nhớ đến công chúa, chàng giải khuây bằng cách gõ vào các thạch nhũ. Không ngờ đá phát ra những âm thanh trầm bổng, ai oán như nỗi lòng của chàng. Bài ca theo gió đến tận cung đình, vang đến tai công chúa. Biết được nỗi lòng và nơi giam giữ Thạch Sanh, nàng bèn nhờ vua cha đến giải thoát cho chàng.
Động Khổ qua.
Động Bồng Lai.
Động Thần Kim Quy.
Những đồng bằng bao la quanh núi Đá Dựng.
Lặn ngắm san hô trên biển Phú Quốc
Từ thị trấn Dương Đông (trung tâm hành chính của huyện đảo), đi xuyên rừng quốc gia Phú Quốc, đến mũi Gành Dầu ở phía bắc hòn đảo, ta có thể nhìn sang được... Campuchia.
Đặc biệt, phải vượt một quãng đường ven biển có tên là Bãi Dài, dài hàng chục kilômét, từng được Hãng BBC bình chọn là 1 trong 10 bãi biển hoang sơ đẹp nhất thế giới.
Xuôi xuống phía nam, có 12 hòn đảo to, nhỏ thuộc quần đảo An Thới - là nơi lý tưởng để câu cá, lặn ngắm san hô... Các dải san hô ở đây được coi là bậc nhất nước ta về mức độ phong phú, với 17 loại cứng, mềm và hải quỳ khác nhau.
Con tàu đưa chúng tôi khởi hành từ cảng An Thới lúc 9h. Khách quãng hơn 20 khách, chủ yếu là khách nước ngoài. Về giá tour du lịch, nếu đặt ở trong resort sẽ phải trả 25USD/người, nhưng mua ở đại lý bên ngoài, giá chỉ còn một nửa.
Giữa tháng 12, ngoài Bắc gió lạnh đã về, nhưng ở Phú Quốc như vừa chớm thu. Do vậy, phái nữ được quyền tung tẩy áo hai dây tắm nắng.
Chúng tôi đi ngang qua những hoang đảo, mang những cái tên thật mộc mạc mà không kém phần lãng mạn: Hòn Rơi, hòn Thơm, hòn Móng Tay, hòn Mây Rút... Gió nhẹ, biển xanh, sóng trập trùng muôn ngàn ánh bạc. Có một nhà thơ đã tả tuyệt hay về khung cảnh này, khi ông hình dung đó là những cơn gió đang dịu dàng cúi xuống hôn ngực sóng.
Đi khoảng 2 tiếng đồng hồ thì tàu neo lại cạnh một hòn đảo nhỏ. Lúc đó, những con sóng lắc ngang tàu, khiến một vài người bắt đầu nếm mùi say sóng. Một thuỷ thủ trẻ măng khuyên chúng tôi xuống biển, “sẽ hết say liền”. Bỗng nghe thấy những tiếng cười lanh lảnh và tiếng nhảy ùm xuống nước. Trong lúc chúng tôi còn lúng túng xỏ chân nhái, mặc áo phao thì những người đồng hành ngoại quốc trẻ trung đã không bỏ phí thời gian.
Muốn lặn ngắm san hô, cần phải có một số kỹ năng nhất định. Đầu tiên là sử dụng chân nhái sao cho thành thục. Kế đến là làm quen với cách thở bằng miệng qua ống thông hơi sao cho thoải mái. Và thế là một thế giới san hô muôn hình vạn trạng hiện ra trước mắt bạn.
Nước trong vắt, từng khối san hô màu trắng, màu xanh, màu ngà lung linh tạo thành một vương quốc dưới biển xanh. Thi thoảng lại bắt gặp những đàn cá đủ màu, dạn dĩ, vụt qua, sống động và quyến rũ.
Những thuỷ thủ nhanh nhẹn buông câu để chuẩn bị món nhắm cho bữa trưa. Cậu thuỷ thủ trẻ mang theo vài chiếc gậy tre dài len lỏi giữa các khối san hô, săn những con cầu gai - một loài thuỷ sinh hình tròn, màu đen, gai tua tủa như lông nhím.
Nếu chạm vào nó, những chiếc gai sẽ bắn ra cắm vào da bạn, buốt như kim châm, vì vậy phải dùng gậy tre “gắp” từng con. Bạn tôi đặt ngay một nồi cháo cầu gai. Gạch của nó hơi tanh, nhưng càng ăn càng thấy ngọt, đây là món bổ dưỡng cả “âm lẫn dương”, bán tại chỗ 10.000 đồng/con.
Không thích bơi, bạn có thể nằm dài trên boong tàu tắm nắng, đọc sách hoặc chụp ảnh. Tôi zoom ống kính máy ảnh dõi theo những người bơi, trong lòng chợt trào lên một cảm xúc khác lạ. Biển rộng quá, khiến cho ta cảm giác bé nhỏ và thấy thật cần có nhau...
Vãn cảnh chùa Hang – Kiên Giang
Chùa Hang hay còn gọi là Hải Sơn tự, là ngôi “Phật động” nổi tiếng, nằm trong ruột núi đá thâm u, mờ ảo, tọa lạc tại xã An Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, nằm nơi chân núi An Hải Sơn. Vì là núi đá vôi bị xâm thực hàng ngàn năm, nên phía sau chùa có một hang rộng ăn thông ra tới biển, nơi có hòn Phụ Tử.
Cổng chùa được xây theo kiểu tam quan, với lối kiến trúc, hoa văn đẹp mắt và lộng lẫy. Phía trong cổng là một khoảng sân rất rộng, phía sau chùa tựa lưng vào núi. Trên nóc chùa được trang trí những hoa văn họa tiết theo truyền thống của phật giáo Việt Nam. Bên hông chùa là một khoảng sân rộng ước chừng cả ngàn mét vuông, với một vườn đàn Dược sư gồm 49 vị phật.
Trước sân chùa thờ tượng Phật Di Lặc được làm bằng đá Non Nước, Đà Nẵng nặng tới 22 tấn. Ngẩng nhìn lên không gian phía trên là vách núi có nhiều cây cổ thụ đứng cheo leo, buông ra giữa khoảng không những chùm rễ dài lơ lửng. Chánh điện nằm gọn trong lòng núi với một động đá vôi hai cửa chạy thẳng theo trục Đông Bắc -Tây Nam chiều dài hơn 50m, cửa động sau nhìn thông ra biển.
Động có nhiều thạch nhũ muôn hình, muôn vẻ, khi ta gõ vào các thạch nhũ thì âm thanh ngân lên như tiếng chuông, vì vậy người ta gọi là đá chuông. Động sâu thăm thẳm, những tượng Phật lung linh ẩn hiện tạo nên cảm giác tôn nghiêm huyền bí. Tượng thờ trong Chùa Hang có nhiều, với nhiều chất liệu khác nhau. Đặc biệt có nhiều bức tượng quý như tượng Phật nghìn tay nghìn mắt ở nơi chính điện, các tượng thờ ở đây thuộc hệ phái Nam Tông rõ nét.
Với một lối kiến trúc độc đáo, chùa Hang thật sự là một điểm tham quan lí tưởng cho du khách gần xa. Du khách đến đây, không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của ngôi chùa, ngưỡng mộ trước một “rừng” tượng phật, du khách còn được hòa mình với thiên nhiên, hít thở không khí trong lành.
Ăn gì?
Thưởng thức bún cá Kiên GiangBún cá ở Sài Gòn không thiếu chỗ bán, nhưng muốn thưởng thức trọn vẹn đúng vị món này thì phải về đúng quê hương làm nên tên tuổi của nó - thành phố Rạch Giá, Kiên Giang. Địa chỉ thường được người truyền tai nhau nhiều nhất khi đến đây du lịch thường là quán trên đường Mạc Cửu đối diện trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, có lẽ vì nơi đây nấu vừa miệng mọi người nên được biết đến nhiều hơn. Quán này cũng là địa điểm ưa thích của teen nơi đây.
Thành phần không thể thiếu trong món này đó là cá (tất nhiên), nhưng phải là cá lóc đồng mới được nha. Bộ lòng cá được làm sạch để mang đi nấu nước lèo, còn thịt cá sau khi chín, rỉa hết xương thì được tách ra từng miếng và được xào sơ qua để khi ăn không bị tanh.
Ngoài cá ra thì thêm ít tôm nữa mới đủ làm nên món bún cá. Do đặc thù vùng sông nước nên tôm ở đây là tôm thẻ, to và thịt ngon hơn chứ không dùng tôm khô như thường thấy ở các quán trên Sài Gòn. Để có được màu đỏ gạch đặc trưng và hấp dẫn vậy là do tôm được rim với gạch tôm rồi nêm nếm cho ngon, chứ không phải là do phẩm màu đâu nhé. Quan trọng nhất đối với các món dùng nước phải nói tới nước lèo, ngoài dùng cá nấu được nói ở trên thì nước dùng có thêm xương ống heo và một tí gia vị nêm nếm cho đậm đà. Giá, rau răm, rau diếp cá, rau thơm, nước mắm ớt cũng là những thứ ăn kèm không thể thiếu.
Quán chỉ bán từ chiều tối thôi nhé và hay hết sớm lắm, một tô 23K, nhưng chắc chắn ăn xong bạn sẽ muốn gọi thêm một tô nữa đấy! Nếu ăn thêm đầu cá thì tầm 25K/đầu. Bạn muốn ăn bún cá buổi sáng thì có thể đến chùa Quan Đế hoặc những hàng quán khác bán rất nhiều và không cần lăn tăn về độ ngon đâu. Ở Sài Gòn đang se se lạnh còn ở Rạch Giá là lạnh cóng đó (vì gần biển), thời tiết như thế này mà ngồi thưởng thức một tô bún cá nóng hổi, thơm lừng thì còn gì tuyệt hơn nhỉ?
Bánh canh ghẹ chả - món ngon xứ biển Kiên Giang
Bánh canh chả ghẹ mang hương vị đặc trưng của xứ biển Kiên Giang. Nhìn tô bánh canh chả ghẹ, dĩa rau tươi xanh nào bắp chuối, rau quế, xà lách, rau muống… đã hấp dẫn thực khách ngay từ ban đầu khi mới dọn ra.
Tô bánh gần như lấp đầy mặt là thịt ghẹ, chả cá thu và vài cọng ngò như thêm hoa, thêm nhụy. Tô bánh ngon nhờ miếng ghẹ nào cũng béo ngọt, miếng chả cá thu mằn mặn, vừa dẻo vừa dai, cọng bánh canh trắng trong dai giòn hấp dẫn. Trong lúc thả hồn theo hương vị, bắt gặp vị cay của tiêu hòa cùng làn gió biển làm tăng thêm vị ngon của phong cảnh hữu tình.
Nồi nước lèo của bánh canh được nấu với tôm khô và thịt, xương, đặc biệt là nấu đầu cá thu vừa mặn mà không làm mất đi độ ngọt của cá tươi, tôm khô.
Chả được làm bằng thịt cá thu tươi mua về rửa sạch nạo ra, cùng hỗn hợp gia vị tiêu, tỏi, hành, bột ngọt, một chút nước mắm trộn đều cho vào cối quết, quết càng nhuyễn thì thịt cá càng dai, để tạo thêm vị béo cho thêm ít mở xắt hạt lựu trộn chung, trôn gia vị vừa ăn, nhất là có ít tiêu tạo thêm đậm đà cho miếng chả. Chả ép thành miếng dẹp hấp chín, đem cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Ghẹ rửa sạch luộc chín được lấy thịt ra.
Bánh canh rất ngon, húp miếng nước súp ngọt đậm đà. Bánh canh ghẹ chả đã trở thành đặc sản của Hà Tiên. Vị ngọt của cá của chả cá mãi vấn vương đầu lưỡi.
Hấp dẫn gỏi cá Cây Bàng – Kiên Giang
Hà Tiên có nhiều cá ngon bởi đây là ngư trường gần, ghe tàu đánh bắt, vận chuyển cá về cảng trong ngày. Đã từng đến Hà Tiên, nhiều người vẫn không sao quên được món gỏi cá ở ngã ba Cây Bàng - cách thị xã Hà Tiên khoảng 5 cây số.
Người địa phương sành ăn bảo: cá Hà Tiên là “số dách” nhưng gỏi cá thì phải ra ngã ba Cây Bàng mà ăn. Cá ở khu vực Cây Bàng được lấy trực tiếp từ các ghe của ngư dân bản địa, còn tươi roi rói. Cá mang về làm sạch, thái mỏng và trộn với các loại gia vị, nước giấm đường, hành tây, hành phi, rau mùi... đã có món ăn đặc trưng của biển. Món gỏi cá ngon lành bởi mùi vị đậm đà, cá không còn mùi tanh. Nước chấm được chế biến có vị chua và ngọt. Gỏi cá có thể dùng chung với bún, rau gói bánh tráng hoặc chỉ dùng riêng. Nếu khách ưa ăn cá tươi thì có thể yêu cầu chủ quán mang ra một dĩa cá thái mỏng, một chén nước cốt chanh để “tái” cá. Thưởng thức gỏi cá kiểu này là “số dách” bởi vị ngọt của cá còn giữ tươi nguyên. Qua nước cốt chanh, thịt cá săn lại rồi chấm vào nước chấm, ăn kèm với rau, bún và bánh tráng. Chủ quán rất thân thiện và tư vấn cho khách nhiều cách thưởng thức các món gỏi cá sao cho đúng điệu.
Rất nhiều nơi có món gỏi cá, cá tái chanh nhưng không đâu bằng ngã ba Cây Bàng. Không gian ở đây làm cho món ăn ngon hơn. Khách được ngồi trên sàn nhà, quay ra mặt biển. Lúc thủy triều lên, sóng biển ngập gần sàn nhà, rất thú vị. Vừa thưởng thức món ăn đặc trưng của biển, vừa nghe tiếng sóng vỗ, gió vi vu thì còn gì bằng.
Ngon lạ với cá nhồng Phú Quốc
Cá nhồng hầu như sinh sống phổ biến ở các vùng biển của nước ta. Thân dài hình trụ tròn, hai phần đầu và đuôi thót hẹp lại, vẩy mịn, dọc theo lưng có những chấm đen, con nhỏ độ 1kg, lớn cỡ 8 – 9kg.
Cá nhồng nhiều nạc thịt ngọt đậm, người lớn và trẻ nhỏ ăn rất tốt. Nhưng không phải tất cả cá nhồng sinh sống ở biển nào nước ta cũng thơm ngon mà chỉ có giống cá nhồng ở Phú Quốc được đánh giá ngon hơn những nơi khác nhờ có điều kiện môi trường biển phù hợp.
Cá nhồng có thể kho với thịt đùi hay thịt ba chỉ, kho dưa cải, chiên giòn, chiên mắm ớt chanh, đặc biệt khi đến với Phú Quốc chúng ta không thể không bỏ qua món chả và gỏi cá nhồng đặc trưng nơi này.
Để làm món chả, cá nhồng thường dùng những con còn nhỏ được xay nhuyễn quết làm chả, trộn với tiêu sọ, hành băm nhỏ, sau đó mang chả đi hấp hay chiên đều rất ngon. Khi ăn miếng chả cá có độ dai dai, bùi béo và khi nhai, những hạt tiêu sọ vỡ ra có vị cay nồng. Chả cá nhồng có thể dùng để cuốn bánh tráng, chấm với nước mắm chua ngọt nhậu lai rai hay nấu làm món bún chả cá thì ngon không nơi nào bằng.
Gỏi cá nhồng ăn với bánh tráng cuốn rau sống.
Gỏi cá là món ăn khoái khẩu của không ít người khi muốn khám phá mùi vị tự nhiên, tươi sống. Để làm món này đòi hỏi người chế biến phải công phu, tinh tế từ khâu lựa chọn cá cho đến nêm, ướp gia vị. Cá chọn làm gỏi phải thật tươi, lọc lấy phi lê, cắt mỏng, rải hành phi và củ hành tây cắt khoanh lên mặt. Nhưng để món này ăn ngon thì không thể thiếu nước chấm được pha chế một cách kỳ công.
Thơm ngon chả cá nhồng ăn bún.
Nước chấm là một hỗn hợp gồm tỏi, ớt, đậu phộng rang giã nhỏ pha với chanh, nước mắm nhỉ và nêm chút đường cho dịu lại. Sau đó vắt chanh vào cá cho chín tái đi rồi cuốn cá với bánh tráng, rau sống. Khi ăn gỏi cá nhai thấy dai, ngọt, uống vài ba ly rượu khi thưởng thức khiến cho món gỏi này bỗng dưng ngon miệng hơn.
Phú Quốc là vùng biển đảo phía cực nam của nước ta, đến đây thực khách sẽ có dịp trải nghiệm thưởng thức các món đặc sản từ hải sản. Và những món ngon lạ từ cá nhồng khiến chúng ta đến với nơi này khó lòng mà bỏ qua được.
Lẩu chua sả nghệ cá nhám giàu
Cá nhám giàu có màu trắng, là tên gọi một loài cá nhám (cá mập nhỏ) của người dân Hà Tiên (Kiên Giang). Cá tương đối hiếm nên chỉ được ngư dân cung cấp cho các nhà hàng lớn hoặc người “đăng ký” trước chứ không bán tràn lan ngoài chợ.
Người Hà Tiên thường chế biến cá nhám giàu thành nhiều món ăn bổ dưỡng, rất ngon nhưng “số dzách” vẫn là nấu canh chua sả nghệ. Có thể nói, chỉ riêng vùng biển Kiên Giang mới có món này. Canh chua cá nhám giàu phải có sả bằm nhuyễn đâm chung với nghệ. Cách làm này mang cung cách ẩm thực Kinh - Khmer, lại giúp bán mùi tanh cá biển. Nếu không có măng chua, me tươi, me muối, có thể nặn vào món ăn này nước cốt chanh tươi
Ngày thường, giá cá nhám giàu khoảng 140.000 đồng/kg nhưng có lúc lên cao ngất ngưởng. Đặc biệt là những dịp Lễ, Tết vào những dịp này giá có thể lên gấp đôi bình thường. Giá cao vậy vì từ rất lâu, người Hà Tiên tin rằng cá nhám giàu là một loại cá “tâm linh”. Chữ “giàu” trong “cá nhám giàu” sẽ giúp họ làm ăn phát đạt khi thưởng thức món này trong những ngày đầu năm mới.
Ở đâu?
4 sao
Khách sạn: Sài Gòn – Phú QuốcĐịa chỉ: Trần Hưng Đạo, Thị trấn Dương Đông, Phú Quốc
Điện thoại: 3846999 Fax: 3847163
Email: sgphuquocresort@hcm.vnn.vn
Website: www.vietnamphuquoc.com
3 sao
1. Khách sạn: Cửu Long-Phú QuốcĐịa chỉ: Tổ 2, Ấp Cửa lấp Xã Dương Tơ, Phú Quốc
Điện thoại: 3994823 Fax: 3994833
Email: contact@cuulongphuquocresort.com
Website: www.cuulongphuquoc.com
2. Khách sạn: La Veranda Grand Mercure
Địa chỉ: Trần Hưng Đạo KP7, TT. Dương Đông, Phú Quốc
Điện thoại: 3982988 Fax: 3982998
Email: contact@laverandaresort.com
Website: www.laverandaresort.com
2 sao
1. Khách sạn: Hương BiểnĐịa chỉ: Võ Thị Sáu, Thị trấn Dương Đông, Phú Quốc
Điện thoại: 3846318
Email: dlhuongbienpq@vnn.vn
Website: www.huongbienhotel.com.vn
2. Khách sạn: Kim Hoa
Địa chỉ: 88/2 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Dương Đông, Phú Quốc
Điện thoại: 3847969
Email: reservation@kimhoaresort.com
Website: www.kimhoaresort.com
3. Khách sạn: Ánh Vân
Địa chỉ: Lô 2 nền 39-40-41 Khu TTTM Trần Hầu, Bình San, Hà Tiên
Điện thoại: 3959222
Email: dntnanhvanht@gmail.com.vn
Website: www.khachsananhvan.com
4. Khách sạn: An Hải Sơn
Địa chỉ: Ấp Bãi Giếng, Xã Bình An, Kiên Lương
Điện thoại: 3759226
Email: anhaison@hcm.vnn.vn
Website: www.angiangtourimex.com.vn
5. Khách sạn: Quốc Toàn
Địa chỉ: 21+22 D5 Đường 3/2, Vĩnh Lạc, Rạch Giá
Điện thoại: 6250174
Email: nqthotelqt2s@yahoo.com
6. Khách sạn: Phước Thời
Địa chỉ: 740 Nguyễn Trung Trực, An Hòa, Rạch Giá
Điện thoại: 3925131
Email: ksphuocthoi@gmail.com
1 sao
1. Khách sạn: Phương AnhĐịa chỉ: Lô 5-6G Huỳnh Thúc Kháng, Vĩnh Quang, Rạch Giá
Điện thoại: 3872678 Fax: 3920778
Email: phuonganhkg@yahoo.com
2. Khách sạn: Du lịch Công đoàn Bình An
Địa chỉ: 1030 Ba Trại, Bình An, Kiên Lương
Điện thoại: 3854332 Fax: 3854533
Email: binhanhotel@yahoo.com
3. Khách sạn: Ngàn Sao
Địa chỉ: 126 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Dương Đông, Phú Quốc
Điện thoại: 3848203 Fax: 3848556
Email: ngansaoresort@hcm.vnn.vn
Website: www.ngansaoresortphuquoc.com.vn
4. Khách sạn: Quỳnh Anh
Địa chỉ: Lô A7 -39-41 Đường 3/2, Vĩnh Bảo, Rạch Giá
Điện thoại: 3942844 Fax: 3942845
5. Khách sạn: Ba Tư
Địa chỉ: 183 Lâm Quang Ky, Vĩnh Bảo, Rạch Giá
Điện thoại: 3923444 Fax: 3923444
6. Khách sạn: LinDa
Địa chỉ: Lô 01-12 Đường 3/2, Vĩnh Lạc, Rạch Giá
Điện thoại: 3918819
7. Khách sạn: Kim Có 2
Địa chỉ: 17 C21,22,23 Khu TTTM Trần Hầu, Bình San, Hà Tiên
Điện thoại: 3959999
8. Khách sạn: Cali
Địa chỉ: Lô C3 20-21 Nguyễn An Ninh, Vĩnh Lạc, Rạch Giá
Điện thoại: 3924151
9. Khách sạn: Minh Nhựt
Địa chỉ: Lô B9-16-17 Chi Lăng, Vĩnh Bảo, Rạch Giá
Điện thoại: 3875323
10. Khách sạn: Phúc Hưng
Địa chỉ: Lô D8-49-45 Lạc Hồng, Vĩnh Lạc, Rạch Giá
Điện thoại: 3941539
11. Khách sạn: Phương Trinh
Địa chỉ: Lô B9-34-35 Lương Thế Vinh, Vĩnh Bảo, Rạch Giá
Điện thoại: 3922922
12. Khách sạn: Gío Biển
Địa chỉ: 62 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Dương Đông, Phú Quốc
Điện thoại: 3994920
13. Khách sạn: Duy Tường
Địa chỉ: Đường 30/4, Thị trấn Dương Đông, Phú Quốc
Điện thoại: 3980747 Fax: 3980747
14. Khách sạn: Hiệp Thoại
Địa chỉ: 65 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Dương Đông, Phú Quốc
Điện thoại: 3981060 Fax: 3848355
15. Khách sạn: Hoa Biển
Địa chỉ: Lô 15, căn số 1-2 Khu 16 ha, Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá
Điện thoại: 3898898 Fax: 3898899