Truyền thống ẩm thực Thái Lan

Trước năm 1949, Thái Lan được biết đến với tên gọi là Xiêm La, là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.Có lẽ chính điều này đã giúp cho Thái Lan giữ được phong cách ẩm thực riêng của mình.Tuy nhiên các món ăn đó đã bị ảnh hưởng các nước láng giềng trong khu vực châu Á.
Người Thái di cư đến quê hương hiện tại của họ từ miền nam Trung Quốc khoảng 2000 năm trước.Họ đã mang theo chế độ ăn uống và cách nấu cay của tỉnh Vân Nam.Ngoài ra ẩm thực Thái Lan còn chịu ảnh hưởng ẩm thực Trung Hoa qua việc sử dụng mì, xì dầu, các sản phẩm làm từ đậu nành khác như đậu hũ.. trong chế biến món ăn.
Ẩm thực Thái Lan ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng bởi ẩm thực Ấn Độ qua các gia vị như rau thì là, bạch đậu khấu và rau mùi và các món cà ri. Malaysia cũng chia sẻ các món gia vị như dừa và sa tế. Từ năm 1970 trở đi, các món Thái cũng như khẩu vị Thái đã trở nên rất phổ biến ở Mỹ và Châu Âu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa ẩm thực phương Đông và phương Tây.
Hiện nay Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu gạo, cùng có nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, gạo cũng chính là lương thực chính trong bữa ăn của người Thái.Ở Đông Bắc Thái Lan, người ta ăn gạo được cuộn vào một quả bóng, nó cũng được sử dụng như món tráng miệng trong cả nước.
Hầu hết các món ăn chính của người Thái thường sử dụng thịt bò, thịt heo,thịt gà, hải sản.Tuy nhiên với một quốc gia lấy Phật giáo làm quốc giáo như Thái Lan thì ẩm thực các món ăn chay cũng khá là độc đáo.
Nét văn hóa ẩm thực Thái chính là sự kết hợp giữa ẩm thực phương Đông và phương Tây, đặc biệt là các nước lân cận như Ấn Độ, Indonesia, Myanma, Trung Quốc… Đó là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống để tạo nên một phong cách ẩm thực riêng biệt, độc đáo được kết tinh qua nhiều thế kỷ.
Người Thái sử dụng các loại rau thơm hay còn gọi là thảo mộc (đinh hương, nghệ tây, rau mùi, húng quế, lá bạc hà, gừng, ớt, sả, lá chanh…) để chế biến món ăn, vừa làm tăng thêm mùi vị cho món ăn vừa có lợi cho sức khỏe.
Hương vị món ăn đậm đà, là sự kết hợp giữa độ chua, mặn, ngọt và đặc biệt là độ cay. Tuy món ăn được chế biến từ rất nhiều gia vị nóng nhưng lại phối hợp cùng nhiều loại rau quả, thực phẩm tươi, ngon, hàm lượng chất béo thấp khiến cho món ăn có sự hài hòa, hấp dẫn. Đôi khi món ăn nóng bỏng, cay xé lưỡi, khi lại là một món chua chua, mằn mặn… Các món thường không thể thiếu mùi sả và mùi chanh, đó dường như là món quà thiên nhiên dành cho họ, vừa giúp ích cho hệ tiêu hóa vừa làm sảng khoái tinh thần.
Màu sắc món ăn vô cùng hấp dẫn và bắt mắt nhờ màu sắc từ rau củ, quả. Đó là sự kết hợp các loại rau củ và gia vị có màu sắc khác nhau trong một món ăn nên trông bắt mắt. Màu đỏ của ớt, màu vàng của nghệ, màu tím củ dền, màu xanh của lá dứa, của rau và trái.
Ớt cay là nguyên liệu chính xuất hiện trong nhiều món Thái. Trong các món ăn, ớt được kết hợp với các hương liệu khác như: nước mắm, tôm khô, lá chanh, các loại rau mùi, húng quế, tỏi, gừng, thì là, bạch đậu khấu và quế. Món canh được ăn hầu hết trong các bữa ăn, giúp giảm cay và nóng. Nhiều món ăn cũng được dùng với nước chấm, đặc biệt kể đến Nam Pla Prig (nước mắm ớt, gồm ớt xanh và ớt chín cắt nhỏ, cho vào nước mắm).
Bên cạnh đó,dừa đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn của người Thái. Nước cốt dừa và dừa cắt nhỏ được sử dụng trong nhiều các món ăn đặc biệt là món tráng miệng. Người Thái sử dụng món tráng miệng gồm nhiều loại trái cây nhiệt đới như xoài, đu đủ, mít...
Ẩm thực Thái Lan có một chút thay đổi từ vùng này sang vùng khác. Các vùng ven biển phía Nam phổ biến với hải sản. Vị ớt cay nhất là từ các quả ớt ở phía Đông Bắc Thái Lan.



Để thưởng thức hương vị chua chua cay cay và những hương vị độc đáo, đặc trưng khác trong văn hóa ẩm thực của người Thái, các bạn có thể tham gia chương trình du lịch giá rẻ của Đất Việt Tour chúng tôi. Đừng quên bỏ lỡ hội này nhé!