Được mệnh danh là “Thành phố ngàn hoa”, du lich Da Lat được người Pháp phát hiện và chú trọng phát triển từ những năm cuối thế kỷ 19 và hình thành vào những năm đầu thế kỷ 20. Với độ cao 1.475m so với mặt biển nên dù là một xứ nhiệt đới, Đà Lạt lại có được một khí hậu mát mẻ, dễ chịu của vùng ôn đới với nhiệt độ trung bình trong ngày thấp nhất là 15 độ và cao nhất là 24 độ. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau và mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 nhưng quanh năm Đà Lạt đều có nắng.
Xem thêm: Những món ăn ngon và đặc sản ở Đà Lạt
Đà Lạt là điểm đến yêu thích của nhiều người, nhưng muốn đi du lịch Đà Lạt tiết kiệm chi phí nhất thì dưới đây là những gợi ý giúp bạn có một chuyến đi vui và tiết kiệm.
Nên đến Đà Lạt vào thời điểm nào?
Đà Lạt được mệnh danh là thành phố của mùa xuân do thời tiết mát mẻ quanh năm nên bạn có thể đến Đà Lạt vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nếu bạn không thích sự ồn ào thì tránh đến Đà Lạt vào những ngày cuối tuần, những ngày lễ, tết vì đây là mùa cao điểm thu hút khách du lịch.
Đà Lạt luôn được xem là điểm tránh nóng tuyệt vời nhưng vào mùa hè và thời điểm du lịch Đà Lạt tuyệt nhất là các tháng 7, 8, 9.
Đến Đà Lạt bằng phương tiện gì?
Chuyến bay tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP HCM) và Đà Nẵng của hãng của Vietnam Airline tới sân bay Liên Khương Đà Lạt . Từ đây bạn có thể bắt xe bus liên vận tại sân bay về Đà Lạt (dừng ở khách sạn Hàng Không trên phố Pasteur gần Hồ Xuân Hương) với giá 50.000 đồng hoặc đi taxi khoảng 250.000 đồng.
Nếu bạn sống ở TP HCM thì có thể bắt xe khách trực tiếp tới Đà Lạt, xe chạy khoảng 8 tiếng đi giường nằm. Các hãng xe uy tín như xe Thành Bưởi 266–268 Lê Hồng Phong, Q.10, TP.HCM, điện thoại (08) 38308090 – 38397747 – 38353123, xe Phương Trang 274-276 Đề Thám – TP.HCM, điện thoaị (08) 8375570.
Ở đâu tại Đà Lạt?
Nếu các bạn muốn thuận tiện đi lại trong thành phố, gần khu vui chơi cafe thì hãy chọn các khách sạn tại khu trung tâm như khách sạn Golf Night Hotel giá khoảng 150.000 đồng/phòng/đêm), địa chỉ số 6 Nguyễn Thị Minh Khai, Đà lạt, Lâm Đồng, điện thoại 063 3822 268 hoặc Duy Tân Hotel giá khoảng 300.000 đồng, địa chỉ 83 Ba tháng Hai, Phường 1, Dalat, Lâm Đồng, điện thoại 063 3823 546,...
Ngoài ra còn có các khách sạn bình dân giá rẻ khác cũng thuận tiện cho việc đi lại ăn uống như khách sạn Thanh Tùng, địa chỉ 63 Phan Bội Châu, P1 – Tp.Đà Lạt, điện thoại: 0633821437 hoặc khách sạn Ngọc Hoa, địa chỉ 67 Phan Bội Châu, P1 – Tp. Đà Lạt, điện thoại: 0633821801 – 0937839106,...
Ăn ở đâu tại Đà Lạt?
Ăn sáng
Mì Quảng thì nên đến đường Nhà Chung, nơi có 2-3 quán mì Quảng rất đắt khách vào buổi sáng. Bún Bò Huế bà già tóc bạc – 37 Hùng Vương gần cafe raiiny bán buổi sáng. Phở Trang số 3 Bùi Thị Xuân hướng bờ hồ Xuân Hương 100m đi lên nằm trái bán cả ngày. Bún bò O Công (6am – 7pm) – đường Phù Đổng Thiên Vương, rất ngon tô đặc biệt có thêm chả cá thu.Bánh canh Xuân An (chỉ có buổi chiều, buổi sáng bán bún bò và mì quảng) – số 15 Nhà Chung. Nem nướng bà Nghĩa – 4 Bùi Thị Xuân ( gần chổ thuê xe máy Hoàng Anh ) bán cả ngày,...
Ăn Trưa
Ăn bình dân và ngon thì tới chợ lầu Ðà Lạt. Ở đây có các món như bún, cháo, cơm, phở, bánh cuốn… với giá cũng rất bình dân 15.000 đến 20.000 đồng/đĩa hay quanh khu vực chợ Đà Lạt cũng có rất nhiều quán cơm với giá bình dân khoảng 20.000 đồng.
Ngoài ra có một số nhà hàng ăn ngon như cơm niêu Hương Trà, đường Nguyễn Thái Học ngon và rẻ có khuôn viên rộng thích hợp đậu xe. Cơm Vĩnh Lợi – đường 3 tháng 2 cạnh vòng xuyến quán rất đông khách bán cả ngày đêm giá bình dân. Cơm tấm cuối đường Hai Bà Trưng cách ngã tư La Sơn Phu Tử 300m bên tay phải. Quán ngon đông khách bán cả ngày.
Về thịt rừng ở Đà Lạt bạn có thể ghé những chỗ sau nhà hàng Nhật Ly đường Phan Đình Phùng, nhà hàng Thiên Hương 1 và 2 đường Bùi Thị Xuân, quán 14 Yersin – Quán Hương Đồng đường Xô Viết Nghệ Tĩnh,...
Ăn Tối
Lẩu bò Thanh Tân – đường Nguyễn Thị Định, 2 người ăn 1 lẩu nhỏ chỉ có 60.000, ngon và rẻ – phục vụ nhiệt tình. Lẩu bò Hạnh – đường Bùi Thị Xuân giá bình dân quán nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách bán từ chiều đến tối. Lẩu cá hồi và Lẩu bò – khu Ba Toa đường 3 tháng 2 đầu cầu nhà đèn bên trái vào 200m bán chiều tối rất đông khách. Miến Gà Nga ( bán khuya ) cuối đường Nguyễn Chí Thanh, gần khách sạn Ngọc Lan. Hải sản tươi sống Anh Đức đường 3 tháng 2 qua cầu nhà đèn nằm bên tay trái quán bán chiều tối rất đắt khách,...
Tại Đà Lạt du lịch bằng phương tiện gì?
Xe máy
Các điểm cho thuê xe máy rất nhiều ở đây. Bạn có thể nhờ khách sạn thuê xe máy, giá khoảng 100.000 đến 150.000 đồng/ngày, xăng tự đổ.
Xe đạp đôi
Khu vực quanh Hồ Xuân Hương là địa điểm cho bạn lựa chọn nếu bạn muốn thuê xe đạp đôi (nên thuê xe này đi vào buổi tối là tốt nhất). Để thuê được xe bạn cần có CMND. Giá tương đối rẻ.
Xe ôm
Có mặt khắp mọi nơi, mọi lúc, kể cả những nơi tưởng là vắng vẻ. Với thành phố nhiều đồi dốc này xe ôm là phương tiện di chuyển chính của tất cả mọi người.
Taxi
Có taxi Anh Đào điện thoại (063). 3570570, taxi Đà Lạt Toserco điện thoại (063). 3830 830, taxi Thắng Lợi điện thoại (063). 3835 835.
Xe bus
Các tuyến xe bus từ bến xe bus tại trung tâm thành phố Đà Lạt theo các tuyến đường về các xã, huyện của Đà Lạt, Lâm đồng. Dựa trên lộ trình này du khách có thể lựa chọn cho mình hình thức tham quan một số điểm du lịch bằng phương tiện xe bus.
Ăn gì ở Đà Lạt?
Bánh canh
Địa chỉ: Bánh canh Xuân An, số 15 Nhà Chung, nằm gần bưu điện TP. Đà Lạt, điện thoại 0633 827690. Quán chỉ bán buổi chiều, buổi sáng bán bún bò và mì Quảng, giá 25.000 – 30.000 đồng/tô.
Trong cái không khí se lạnh của Đà Lạt, tô bánh canh chả cá bốc khói nghi ngút, điểm xuyết mấy miếng chả màu vàng, ít hành lá xắt nhuyễn, hành củ chẻ sợi nhìn đã muốn xì xụp. Thêm một ít chanh, ít mắm ớt, “thổi đến đâu húp đến đó” càng tuyệt. Không những hấp dẫn về phần nhìn, "nội dung" của món ăn cũng cực ổn với những sợi bánh canh được làm thủ công dai và mềm. Chả cá cũng giòn và mịn, nước dùng đậm đà.
Địa chỉ: Bánh bèo số 4 chính hiệu bà Hường, nay đã chuyển về 228 đường Phan Đình Phùng gần cây xăng Hồng Hưng, phục vụ từ 11h00 đến 20h00 mỗi ngày, giá khoảng 20.000 đồng/phần 4 cái.
Bún bò ấp Ánh Sáng
Gọi là ấp song đó chỉ là một con đường bán bún bò Huế nằm ngay cạnh Hồ Xuân Hương. Khác với các nơi khác, tô bún bò Huế ở đây chân phương với nước dùng chỉ sóng sánh chút màu, khoanh giò to vừa, hành lá xắt nhuyễn và miếng huyết chín be bé. Ngoại trừ việc thiếu những trái ớt xanh sừng cong bày trên đĩa như các quán tại Huế, món bún bò tại đây gần như giữ trọn vẹn hương vị truyền thống của món ăn. Giá từ 20.000 – 30.000 đồng/tô.
112 Nguyễn Văn Trỗi 7.000 đồng/cái, nếu nhiều khô bò thì 8.000 đồng/cái. Quán ở bên tay trái, trước số nhà 61, bán từ 2h00 chiều đến 10h00 đêm.
Đây là món ăn đường phố đặc trưng của Đà Lạt, nhưng trên thực tế, nó món này mới chỉ có cách đây khoảng ba năm. Ban đầu chỉ là món bánh tráng nướng mỡ hành, sau đó để hấp dẫn người ăn, các phụ gia được nghiên cứu và thêm vào mang đến sự phong phú về chủng loại.
Chiều chiều các bạn có thể lang thang trên các con đường ở Đà Lạt và bắt gặp những gian hàng bé nhỏ với một cái bếp than và bên trên là những chiếc bánh tráng mỏng cùng với mấy quả trứng, cho thêm một chút gia vị nữa. Cô bán hàng quệt đều tay mọi thứ trên bếp than đang rực hồng....Thế là được một chiếc bánh thơm ngon mang hương vị rất đặc trưng của Đà Lạt.
Bánh tráng trứng có nhiều loại như bánh tráng nướng trứng gà hay trứng cút tùy thích, bánh tráng nướng bò khô, phô mai, sốt mayonaise, ...
Bánh căn
Du khách có thể tìm thấy món này ở mọi ngõ ngách Đà Lạt nhưng ngon và nổi tiếng phải kể đến các quán nằm trên đường Tăng Bạt Hổ. Một cặp bánh có giá dao động từ 3.000 – 5.000 đồng tuỳ thuộc vào nhân bánh. Thưởng thức món này ngon nhất là buổi sáng hoặc chiều tối.
Tham quan gì ở Đà Lạt?
Đồi Mộng Mơ
Được coi là Đà Lạt thu nhỏ bởi tại đây có đầy đủ mọi thứ dịch vụ như biệt thự nhà vườn, hồ nước, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, bán đồ lưu niệm, nghệ thuật đá chen hoa. Mặc dù chỉ có diện tích khiêm tốn, nhưng tại đây có đầy đủ các loại hoa xoanh mướt quanh năm, với nhiều giống hoa mới đang rực rõ khoe sắc.
Thung lũng tình yêu
Thung lũng Tình yêu nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5km về phía bắc, thung lũng tình yêu chìm sâu bên sườn đồi với những rừng thông quanh năm xanh biếc. Thoạt đầu người Pháp gọi nơi này là Valley d’Amour đến thời Bảo Đại làm Quốc trưởng được đổi thành thung lũng Hòa Bình. Năm 1953, khi Chủ tịch Hội đồng thị xã lúc bấy giờ là Nguyễn Vỹ đề xuất chuyển đổi tên gọi các danh từ tiếng Pháp sang tiếng Việt nhằm thể hiện tính độc lập của dân tộc thì khi đó cái tên “Thung lũng Tình yêu” được ra đời.
Hồ Than Thở
Hồ Than Thở nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km về phía đông, theo trục đường Quang Trung – Hồ Xuân Hương. Đến thăm nơi đây, du khách sẽ được nghe kể về những chuyện tình cảm động đã mượn nước hồ để giữ mãi mối tình chung thủy. Từ lâu, tên hồ Than Thở đã trở nên nổi tiếng với 2 câu thơ:
“Đà Lạt có thác Cam Ly
Có hồ Than Thở người đi sao đành”
Từ Thành phố Đà Lạt, đi theo hướng tây nam, qua Thác Cam Ly, qua Xã Tà Nung về tới thị trấn nam Ban Huyện Lâm Hà với khoảng cách khoảng 25km.
Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương là một hồ đẹp nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, rộng chừng 5km. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như vườn hoa thành phố, công viên Lê Nin, đồi Cù,…
Hồ suối vàng
Rời trung tâm Đà Lạt theo hướng Bắc đi Lạc Dương, đến km 7 Tùng Lâm rẽ trái, du khách còn phải vượt qua đoạn đường dài khoảng 12km gập ghềnh uốn lượn giữa những đồi thông chập chùng trước khi đến được hồ Suối Vàng, nơi mà 100 năm trước đây khi lần đầu tiên đặt chân đến vùng đất này, ngẩng ngơ trước cảnh sắc thơ mộng kỳ ảo của thiên nhiên còn nguyên vẹn nét hoang sơ, Yersin đã chạy nhảy reo hò như một cậu học trò nhỏ để sau này đề nghị với toàn quyền P. Doumer cho xây dựng khu nghỉ dưỡng nơi đây.
Hồ Suối Vàng gồm hai hồ là Dankia ở trên và Ankroet ở dưới, được tạo bởi hai đập cùng tên Ankroet chắn dòng sông Đa Dung phát nguyên từ núi Langbia, cạnh đó là một thác nước trắng xóa cũng mang tên Ankroet - thác này đã được toàn quyền Decoux chọn làm nơi xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên của Đà Lạt vào năm 1942.
Thiền Viện Trúc Lâm
Thiền Viện Trúc Lâm là thiền viện thuộc dòng Trúc Lâm Yên Tử chi nhánh thành phố Đà Lạt. Thiền viện cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km, nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm. Đây không chỉ là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng mà còn là điểm tham quan hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Thiền viện được chia ra làm 4 khu vực: khu vực ngoại viện, khu tịnh thất hòa thượng, hòa thượng viện trưởng, khu nội viện tăng và khu nội viện ni. Thiền viện do Hòa thượng Thích Thanh Từ thành lập. Đây chính nơi mà hòa thượng Thích Thanh Từ hiện nay cư ngụ chính và thường xuyên đi giáo hóa và tu hành.
Nhà Thờ Gà Con
Nhà thờ được xây dựng từ năm 1931 đến 1942, có chiều dài 65m, chiều rộng 14m và cao 47m. Với độ cao đó, tháp chuông của nhà thờ có thể được nhìn thấy từ nhiều nơi trong thành phố. Phần phía trên của tường được lắp 70 tấm kính màu mang dấu ấn của kiến trúc nhà thờ châu Âu thời Trung cổ.
Vào dịp Giáng sinh hằng năm, đây là nơi tập trung rất nhiều người cả trong và ngoài đạo đến dự lễ, tham quan.
Núi langbiang
Còn được gọi là Núi Mẹ, gồm 2 ngọn, có độ cao 2.167m. Chuyện xưa kể rằng có một đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết - chàng K'lang và nàng Hơ Bian. Do lời nguyền thù hằn của hai bộ tộc mà hai người đã phải chia lìa. Nàng sau khi chết đã hóa thân thành dãy núi mà người dân tộc Hơ Ho-lạch gọi là Núi Mẹ và sữa từ bộ ngực của nàng đã tuôn tràn thành những dòng suối, dòng thác tươi mát cho đời. Từ đó hai ngọn núi được đặt tên là Lang Bian.
Với những gợi ý trên đây chúc bạn có một chuyến du lịch Đà Lạt đầy thú vị!