1. SAY MÁY BAY – CÓ THỂ TRÁNH
Ngoài việc dùng thuốc chống say, uống một ít trà gừng, du khách nên lựa chọn loại máy bay lớn, mua vé ngồi gần cửa sổ hoặc ở phía cánh máy bay, nơi ít bị chao đảo. Đồng thời hướng gió mát của máy lạnh về phía mặt cũng giúp hạn chế hiện tượng này.
2. ĐỂ KHÔNG THIẾU NƯỚC
Hệ thống làm mát trên máy bay sẽ làm cơ thể bị khô vì vậy hãy uống nhiều nước, nhất là nước trái cây. Trong ngày Tết, nhiều người thường dùng các loại thức uống có chất kích thích như cà phê, rượu, bia, điều này dễ làm cơ thể bài tiết nhiều. Do vậy, việc cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể là điều rất quan trọng.
3. TRÁNH HIỆN TƯỢNG TỤ MÁU
Sự thay đổi của áp suất trên máy bay sẽ làm rối loạn lưu thông mạch máu dẫn đến hiện tượng sưng, đau và có vết bầm ở chân vài ngày sau khi du lịch.
Hiện tượng này còn xuất hiện khi ngồi một chỗ nhiều giờ trên xe hơi, tàu hỏa chật chội. Vì vậy du khách nên thường duỗi thẳng chân, vươn vai, cử động khi ngồi và đứng lên di chuyển khi có thể để giúp máu lưu thông tốt.
4. XOA DỊU MỆT MỎI
Khi phải ngồi lâu trên các chuyến bay dài, bị rối loạn giấc ngủ và ăn uống, hành khách có thể bị nhức đầu, mất ngủ, và mệt mỏi. Bởi vậy, trước khi khởi hành du khách cần ngủ đủ giấc, ăn thức ăn chứa nhiều protein như thịt, phô mai, rau xanh, ngũ cốc, các thức ăn nhẹ như súp, trái cây…
Nghe nhạc êm dịu hoặc xoa một vài loại tinh dầu có hương thơm nhẹ cũng có tác dụng thư giãn khi đi máy bay.
5. HẠN CHẾ CẢM GIÁC ĐAU TAI
Khi máy bay hoạt động trên cao áp suất sẽ thay đổi gây ra cảm giác nghẹt mũi, đau và ù tai. Cảm giác này càng khó chịu hơn nếu du khách đang bị cảm lạnh, dị ứng hoặc viêm xoang.
Để giảm thiểu khó khăn này, hành khách hãy cử động xương hàm qua lại, nuốt nước bọt, tập thở ra hoặc nhai kẹo cao su.
6. THƯỜNG XUYÊN VẬN ĐỘNG CƠ THỂ
Phải ngồi quá lâu trong một chiếc ghế khiến cơ thể bất động là nguyên nhân làm cho chân bị phù, chuột rút, đau cơ, nhất là đối với phụ nữ mang thai và những người bị chứng huyết khối.
Những ai gặp triệu chứng này cần uống nhiều nước lọc, tập các động tác thể dục tại chỗ như co duỗi bàn chân, các bắp thịt, xoay cổ và thở chậm. Ngoài ra tránh dùng thuốc ngủ để cơ thể hoạt động được nhiều hơn.
7. LƯU Ý VỀ MẮT
Nhiệt độ không khí trong máy bay có thể ảnh hưởng tới mắt, đặc biệt là các hành khách vừa mới điều trị cườm mắt, ghép thủy tinh thể và những ai mang kính áp tròng hoặc bị viêm ngứa mắt.
Do đó, trước khi bay cần hỏi ý kiến và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
8. ĐỐI VỚI THAI PHỤ
Phụ nữ có thai từ 32 tuần trở lên hoặc mới sinh nên hạn chế tối đa việc sử dụng máy bay. Trong những trường hợp như sức khỏe thai nhi yếu, thai phụ có tiền sử xảy thai hoặc có nguy cơ sinh non thì phải có giấy chứng nhận của bác sĩ.
Nếu có thể, nên lấy chỗ ngồi cạnh lối đi để dễ dàng di chuyển và nhớ thắt dây an toàn để đảm bảo cho cả bà mẹ và em bé.
9. VỚI NGƯỜI ĐANG ĐIỀU TRỊ BỆNH
Người bị bệnh tim nặng dẫn đến nhồi máu cơ tim, bệnh nhân bị hen suyễn, khó thở, cao huyết áp, có khối u, nguy cơ đột quỵ hoặc mới phẫu thuật thì hạn chế dùng máy bay…
Nếu bất đắc dĩ phải đi thì nên có giấy xác nhận y khoa, có người nhà đi kèm và cần thông báo tình trạng cho tiếp viên hàng không.
10. TRÁNH CÁC LOẠI THỰC PHẨM “NGUY HIỂM”
Vào dịp Tết, mọi người thường sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều đường, thực phẩm lên men và dầu mỡ khiến cơ thể đầy hơi, khó tiêu.
Nếu thể trạng yếu, du khách còn dễ bị tiêu chảy, kiết lị gây ra sự bất tiện, mệt mỏi làm ảnh hưởng đến hành trình bay.
Vì thế trong những ngày này du khách nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, ít béo, thức uống có cồn và nhớ mang theo sẵn một vài loại thuốc dự phòng.
Sự chuẩn bị kĩ càng và tuân thủ các nguyên tắc như trên sẽ giúp hành khách an toàn và thoải mái hơn khi di chuyển bằng phương tiện máy bay. Khi đặt mua vé máy bay, nhân viên kinh doanh cũng có thể giúp bạn tư vấn thêm thông tin tùy theo thể trạng và sức khỏe của bạn. Liên hệ: (08) 39 899 100 – 38 941 775 hoặc truy cập www.vemaybaysaigon.vn để đăng kí ve may bay tet 2014 và tham khảo thêm thông tin kinh nghiem dat ve may bay tet.
Trúc Linh – Đất Việt Tour