Tàu Costa Concordia nằm nghiêng cạnh đảo Giglio, Italy. Sau một thời gian dài tạm dừng do thời tiết xấu, công việc trục vớt con tàu dài gần 300m sẽ tiếp tục diễn ra hôm 16/9. Ảnh: Reuters
Mùa đông năm ngoái, thời tiết ở Giglio trở nên tồi tệ nhất trong khoảng 50 năm qua và ngăn cản công việc cứu tàu. Các chuyên gia lo ngại mùa đông năm nay cũng trở nên tồi tệ và cản trở hoạt động cứu hộ, gây thêm thiệt hại về môi trường trong vùng biển. Ảnh: AP
Công việc cứu tàu Costa Concordia là hoạt động cứu hộ tốn kém, quy mô và phức tạp nhất trong lịch sử, với chi phí khoảng 505 triệu bảng Anh. Ảnh: Reuters
Tháng 1/2012, tàu bị chìm sau khi đâm vào đảo đá khiến 30 người chết. Nó mắc cạn ở vùng biển Giglio từ đó đến nay. Ảnh: Reuters
Các kỹ sư và thợ lặn đã chèn nhiều bao xi măng phía dưới tàu để ngăn chặn nguy cơ hư hỏng khi công việc cứu hộ diễn ra. Bên cạnh đó, đội cứu hộ cũng chế tạo 6 sàn nổi để giúp tàu đứng thẳng. Ảnh: Reuters
Sàn nổi lớn nhất có khối lượng 1.000 tấn và được neo bằng cách khoan vào đá dưới thân tàu. Ảnh: Reuters
Hôm nay, lực lượng cứu hộ sẽ thắt chặt các dây cáp quanh tàu trong khoảng 12 tiếng. Kỹ thuật này có tên parbuckling nhưng người ta chưa bao giờ áp dụng nó với con tàu lớn như Costa Concordia. Ảnh: Reuters
Các ròng rọc sẽ kéo hệ thống dây cáp nặng 17.000 tấn thắt chặt quanh tàu. Ngoài ra, các bể chứa bên mạn tàu cũng sẽ được bơm đầy nước để giúp nó đứng thẳng. Ảnh: Reuters
Các lưới đánh cá được đặt phía dưới tàu để gom những đồ vật rơi ra khi nó di chuyển. Ảnh: AP
Nick Sloane, một người thuộc công ty cứu hộ Titan Salvage, sẽ chịu trách nhiệm hoạt động cứu tàu. Nick cho hay, việc vớt 2 thi thể nạn nhân trong tàu là một ưu tiên của ông. Ảnh: Reuters
Quang cảnh con tàu Costa Concordia khi thảm họa xảy ra năm ngoái. Ảnh: AP
Thuyền trưởng Francesco Schettino đang đối mặt với các tội danh ngộ sát, gây ra vụ đắm tàu và bỏ tàu. Phiên xử tiếp theo của ông sẽ diễn ra vào ngày 23/9 tới. Ảnh: Reuters
Kinh nghiem dat ve may bay tet và du lich phu quoc, du lich Singapore
Bình An
Theo Tri Thức