1. Chuyến xe đò đi qua cửa khẩu Mộc Bài, tiến về Phnom Penh - thủ đô Campuchia. Vừa ra khỏi Việt Nam, thật dễ dàng bắt gặp vô số sòng bạc nằm vất vưởng hai bên vệ đường, và không một chút gì lấp lánh. Đi giữa thành phố Phnom Penh, anh bạn chung đoàn quay sang đùa với mọi người rằng: “Làm ơn kiểm tra giùm, đây chắc chắn là xe Sài Gòn tới Phnom Penh chứ?”. Thật vậy, ở Phnom Penh, người ta nói tiếng Việt lưu loát. Họ xài đồng tiền Việt, ăn đồ Việt… Thậm chí, một siêu thị khá lớn gần đại lộ Sihanouk đề hẳn chữ Việt Nam ngoài biển hiệu.
Thần Bayon, vị thần của đất nước Campuchia - Ảnh: Tiến Trình
Campuchia mùa mưa. Đoạn đường từ Phnom Penh đi Siem Reap, qua làn mưa lất phất, tôi nghe được mùi đất hoang hoải mỗi lúc thêm nồng, như có lần xa xôi lắm, từ tâm trí, mình đã trôi dạt đến một vùng quê y thế - một vùng quê Việt Nam. Đồng chiêm nước trũng, rạch mương chằng chịt, những căn nhà sàn yếu đuối dần đi trong ánh chiều tà... Bác tài Khmer đang say sưa trò chuyện với ba người khách vừa đón dọc đường. Em trai tôi, 21 tuổi, lần đầu tiên đi du lịch nước ngoài, và dù rất cố gắng, nó vẫn không che giấu nổi vẻ thất vọng. Sau bảy tiếng đồng hồ ngồi rệu rã trên xe đò, đoàn lữ khách cuối cùng đã được yên vị trên chiếc tuk tuk di chuyển trong địa phận tỉnh Siem Reap.
2. Angkor thời khắc bình minh đẹp sững sờ! Không cần và không nên bày tỏ thái độ khiếm nhã với kỳ quan tuyệt mỹ này bằng quá nhiều lời khen thông thường. Nếu như ở Ấn Độ, đền Taj Mahal là món quà tình yêu vĩ đại mà hoàng đế Shah Jahan gửi tặng hoàng hậu quá cố Mumtaz Mahal thì tại Campuchia, quần thể Angkor tựa một chứng tích hùng hồn về tình yêu bất diệt của cả dân tộc Khmer dành cho thần linh. Nhân loại bảo nhau, di sản lớn nhất của đế quốc Khmer chính là kinh đô Angkor, lịch sử Angkor cũng đồng thời là lịch sử của cựu đế quốc lớn mạnh nhất nhì khu vực Đông Nam Á này. Được ví như sức mạnh và sự thịnh vượng của đế quốc Khmer, song, không một mảnh đất nào thuộc Angkor thiếu vắng đi hơi thở của tôn giáo.
Tham khảo thêm: tour du lich Singapore và du lich Thai Lan của Đất Việt
Vùng đất Angkor mang trong mình rất nhiều tín ngưỡng: Hindu giáo, Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Nam tông du nhập từ Sri Lanka vào thế kỷ 13. “Đế thiên” Angkor Wat - nơi thờ thần Vishnu có thiết kế theo kiến trúc Khmer với bao lơn tạc hình rắn Naga bảy đầu, năm ngọn tháp chính tượng trưng cho rặng núi thiêng Meru, khắp mặt tường đầy những bức phù điêu được chạm trổ hết sức sống động: Tiên nữ Apsara ngực trần nhảy múa, trận chiến Sita trong sử thi Ramayana, hay nhiều truyện xưa tích cũ phát xuất từ Hindu giáo... Bao quanh Angkor Wat là hồ chứa nước xanh thẳm, như thể nó nằm yên ở đó, quanh năm suốt tháng chỉ gánh mỗi việc làm gương để đền đài soi mình.“Đế thích” Angkor Thom lại mang dấu ấn Phật giáo Đại thừa, nổi bật với hình mẫu thần Bayon. Theo ghi chép của Chu Đạt Quan - một sứ thần Trung Hoa đã lưu lại kinh đô Angkor trong vòng nửa năm, các tháp Bayon từng được dát vàng. Các đền chùa khác gần Bayon là: Ta Prohm, Baphuon, Tep Pranam... có phần cũ kỹ hơn, đặc biệt Ta Keo - ngôi đền đầu tiên của Angkor được xây hoàn toàn bằng sa thạch đang phải đóng cửa trùng tu.
Tôi mê đắm di tích, vô tình bỏ qua cậu bé Khmer gầy gò, đen nhẻm cầm xấp bưu thiếp đứng trước cổng lớn Angkor Thom chào mời.
3. Hơn một lần hoài nghi, quả thực là tại đất nước nghèo nàn này từng tồn tại một đế chế hùng mạnh bậc nhất khu vực giai đoạn từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15 ư? Sang Campuchia ngay thời điểm đất nước họ bận rộn tranh cử, cứ cách vài cây số lại được nghe loa phát thanh rộn vang bài hát tuyên truyền. Đảng viên đi vận động tranh cử: ô tô có, xe máy có, xe đạp cũng có. Chợt nghĩ đến người sáng lập ra kinh đô Angkor xưa - vua Jayavarman II - người từng tự xưng Chakravartin, tức vua thiên hạ bằng một lễ đăng quang theo hình thức Hindu giáo, thay cho lời tuyên bố độc lập của Vương quốc Khmer thoát khỏi Vương triều Java (vua Jayavarman II xuất thân là hoàng tử của triều đại Sailendra ở Java).
Tiếp đó, đế quốc Khmer không ngừng mở rộng lãnh thổ. Về phía tây, đế quốc Khmer trải dài đến tỉnh Lopburi thuộc Thái Lan ngày nay, về phía nam là eo đất Kra. Thời kỳ mà Việt Nam ta dốc lòng dốc sức đánh đuổi giặc ngoại xâm, bên nước láng giềng, đế chế của họ đương mải mê cuộc chinh phạt các quốc gia lân bang: Vương quốc Haripunjaya, vương quốc Pagan, bán đảo Malay, vương quốc Grahi, nhiều tỉnh Chăm pa, biên giới phía bắc Lào… Các công trình nghệ thuật của người Khmer thì kỳ vĩ, chưa kể đến khoảng 10.000 tượng Phật đã bị vua Jayavarman VIII - một tín đồ Hindu giáo phá hủy. Hình ảnh những căn nhà sàn xiêu vẹo bỗng chốc đông cứng, rồi đột ngột đổ nhào, tựa chiếc búa đập dồn dập trên nền xi măng cán mỏng.
4. Nhiều sử gia cho rằng, việc xây dựng các công trình tốn kém cùng những xung đột quyền lực trong nội bộ hoàng gia đã đặt dấu chấm hết cho đế quốc Khmer, Campuchia để mất Angkor vào tay Xiêm La là kết cục tất yếu. Sau nhiều cuộc tiến công vào đế quốc Khmer, năm 1431, Vương quốc Ayutthaya của người Thái đã chiếm được Angkor. Vương triều Khmer buộc phải di dời về phía nam (thủ đô Phnom Penh ngày nay). Đế quốc Khmer sụp đổ, kéo theo sự suy tàn và thu hẹp đất đai liên tục của Campuchia giai đoạn từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Và suốt nhiều thế kỷ trôi qua, dân tộc Khmer chưa bao giờ khôi phục lại được huy hoàng từng có trong quá khứ của mình. Liệu có phải, bất hạnh luôn nảy mầm trong nguồn vui? Đỉnh cao vàng son cũng chính là nguyên do lụi tàn?
Trước đền thờ Baphuon, tâm trạng em trai tôi dường như đã khác. Tôi không hiểu tâm tư của một cậu thanh niên, nhưng tôi cảm nhận rõ ràng sự rung động đồng điệu của mỗi con người đặt chân đến nơi đây. Hàng triệu du khách thán phục ngước nhìn bốn mặt Bayon, còn Bayon từ trên cao ấy hiền lành nhìn xuống dân tộc mà mình bảo bọc. Angkor nằm sừng sững, ngày ngày kể cho nhân thế nghe câu chuyện về những vị vua Khmer kiêu hùng. Những vị vua kia cũng đang hiện diện trong xấp bưu thiếp trên tay cậu bé Campuchia gầy gò, đen nhẻm đứng ngơ ngác ở cổng thành Angkor Thom hôm đó.
Những thước phim quay chậm. Angkor nhuộm màu hoàng hôn u buồn khép sau dòng độc thoại của nhân vật Châu Mộ Văn, thay cho lời kết đầy ám ảnh: “Anh ấy nhớ tháng ngày đó, như nhòm qua ô cửa sổ bám bụi. Quá khứ là thứ người ta có thể nhìn nhưng không thể chạm vào”.
(*) In The Mood For Love, phim của đạo diễn Vương Gia Vệ mang về cho tài tử Lương Triều Vĩ giải Nam diễn viên xuất sắc nhất tại LHP Cannes 2000. Trong phim, Lương Triều Vĩ thủ vai nhà văn Châu Mộ Văn - người đàn ông ôm cuộc tình ngang trái với một phụ nữ đã có chồng. Phim được đánh giá là một trong những phim tình cảm lãng mạn hay nhất qua mọi thời đại của điện ảnh châu Á.
Vùng đất Angkor mang trong mình rất nhiều tín ngưỡng: Hindu giáo, Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Nam tông du nhập từ Sri Lanka vào thế kỷ 13. “Đế thiên” Angkor Wat - nơi thờ thần Vishnu có thiết kế theo kiến trúc Khmer với bao lơn tạc hình rắn Naga bảy đầu, năm ngọn tháp chính tượng trưng cho rặng núi thiêng Meru, khắp mặt tường đầy những bức phù điêu được chạm trổ hết sức sống động: Tiên nữ Apsara ngực trần nhảy múa, trận chiến Sita trong sử thi Ramayana, hay nhiều truyện xưa tích cũ phát xuất từ Hindu giáo... Bao quanh Angkor Wat là hồ chứa nước xanh thẳm, như thể nó nằm yên ở đó, quanh năm suốt tháng chỉ gánh mỗi việc làm gương để đền đài soi mình.“Đế thích” Angkor Thom lại mang dấu ấn Phật giáo Đại thừa, nổi bật với hình mẫu thần Bayon. Theo ghi chép của Chu Đạt Quan - một sứ thần Trung Hoa đã lưu lại kinh đô Angkor trong vòng nửa năm, các tháp Bayon từng được dát vàng. Các đền chùa khác gần Bayon là: Ta Prohm, Baphuon, Tep Pranam... có phần cũ kỹ hơn, đặc biệt Ta Keo - ngôi đền đầu tiên của Angkor được xây hoàn toàn bằng sa thạch đang phải đóng cửa trùng tu.
Tôi mê đắm di tích, vô tình bỏ qua cậu bé Khmer gầy gò, đen nhẻm cầm xấp bưu thiếp đứng trước cổng lớn Angkor Thom chào mời.
Angkor Wat lộng lẫy buổi bình minh - Ảnh: Tiến Trình
3. Hơn một lần hoài nghi, quả thực là tại đất nước nghèo nàn này từng tồn tại một đế chế hùng mạnh bậc nhất khu vực giai đoạn từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15 ư? Sang Campuchia ngay thời điểm đất nước họ bận rộn tranh cử, cứ cách vài cây số lại được nghe loa phát thanh rộn vang bài hát tuyên truyền. Đảng viên đi vận động tranh cử: ô tô có, xe máy có, xe đạp cũng có. Chợt nghĩ đến người sáng lập ra kinh đô Angkor xưa - vua Jayavarman II - người từng tự xưng Chakravartin, tức vua thiên hạ bằng một lễ đăng quang theo hình thức Hindu giáo, thay cho lời tuyên bố độc lập của Vương quốc Khmer thoát khỏi Vương triều Java (vua Jayavarman II xuất thân là hoàng tử của triều đại Sailendra ở Java).
Tiếp đó, đế quốc Khmer không ngừng mở rộng lãnh thổ. Về phía tây, đế quốc Khmer trải dài đến tỉnh Lopburi thuộc Thái Lan ngày nay, về phía nam là eo đất Kra. Thời kỳ mà Việt Nam ta dốc lòng dốc sức đánh đuổi giặc ngoại xâm, bên nước láng giềng, đế chế của họ đương mải mê cuộc chinh phạt các quốc gia lân bang: Vương quốc Haripunjaya, vương quốc Pagan, bán đảo Malay, vương quốc Grahi, nhiều tỉnh Chăm pa, biên giới phía bắc Lào… Các công trình nghệ thuật của người Khmer thì kỳ vĩ, chưa kể đến khoảng 10.000 tượng Phật đã bị vua Jayavarman VIII - một tín đồ Hindu giáo phá hủy. Hình ảnh những căn nhà sàn xiêu vẹo bỗng chốc đông cứng, rồi đột ngột đổ nhào, tựa chiếc búa đập dồn dập trên nền xi măng cán mỏng.
4. Nhiều sử gia cho rằng, việc xây dựng các công trình tốn kém cùng những xung đột quyền lực trong nội bộ hoàng gia đã đặt dấu chấm hết cho đế quốc Khmer, Campuchia để mất Angkor vào tay Xiêm La là kết cục tất yếu. Sau nhiều cuộc tiến công vào đế quốc Khmer, năm 1431, Vương quốc Ayutthaya của người Thái đã chiếm được Angkor. Vương triều Khmer buộc phải di dời về phía nam (thủ đô Phnom Penh ngày nay). Đế quốc Khmer sụp đổ, kéo theo sự suy tàn và thu hẹp đất đai liên tục của Campuchia giai đoạn từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Và suốt nhiều thế kỷ trôi qua, dân tộc Khmer chưa bao giờ khôi phục lại được huy hoàng từng có trong quá khứ của mình. Liệu có phải, bất hạnh luôn nảy mầm trong nguồn vui? Đỉnh cao vàng son cũng chính là nguyên do lụi tàn?
Trước đền thờ Baphuon, tâm trạng em trai tôi dường như đã khác. Tôi không hiểu tâm tư của một cậu thanh niên, nhưng tôi cảm nhận rõ ràng sự rung động đồng điệu của mỗi con người đặt chân đến nơi đây. Hàng triệu du khách thán phục ngước nhìn bốn mặt Bayon, còn Bayon từ trên cao ấy hiền lành nhìn xuống dân tộc mà mình bảo bọc. Angkor nằm sừng sững, ngày ngày kể cho nhân thế nghe câu chuyện về những vị vua Khmer kiêu hùng. Những vị vua kia cũng đang hiện diện trong xấp bưu thiếp trên tay cậu bé Campuchia gầy gò, đen nhẻm đứng ngơ ngác ở cổng thành Angkor Thom hôm đó.
Những thước phim quay chậm. Angkor nhuộm màu hoàng hôn u buồn khép sau dòng độc thoại của nhân vật Châu Mộ Văn, thay cho lời kết đầy ám ảnh: “Anh ấy nhớ tháng ngày đó, như nhòm qua ô cửa sổ bám bụi. Quá khứ là thứ người ta có thể nhìn nhưng không thể chạm vào”.
Nguyễn Khắc Ngân Vi
(*) In The Mood For Love, phim của đạo diễn Vương Gia Vệ mang về cho tài tử Lương Triều Vĩ giải Nam diễn viên xuất sắc nhất tại LHP Cannes 2000. Trong phim, Lương Triều Vĩ thủ vai nhà văn Châu Mộ Văn - người đàn ông ôm cuộc tình ngang trái với một phụ nữ đã có chồng. Phim được đánh giá là một trong những phim tình cảm lãng mạn hay nhất qua mọi thời đại của điện ảnh châu Á.