Đền Taj Mahal - đệ nhất thắng cảnh Ấn Độ được đưa vào danh sách các địa điểm di sản thế giới của UNESCO năm 1983. Đây sẽ là một địa điểm hấp dẫn cho khách du lịch hành hương về đất Phật.
Đầu tiên là Tu viện Dharamsala hay còn có tên gọi khác là “Trống nguyện cầu”, nơi lưu giữ đầy đủ những đường nét tín ngưỡng và văn hóa Tây Tạng đặc thù. Sau đó, khách cũng được thăm Đền Vàng (Golden Temple) - kiến trúc độc đáo của người Sikh thể hiện chủ nghĩa quân bình và khiêm nhường.
Đền Taj Mahal - đệ nhất thắng cảnh Ấn Độ được đưa vào danh sách các địa điểm di sản thế giới của UNESCO năm 1983. Đền do Hoàng đế Mughal Shahiehan ra lệnh xây dựng để tặng cho người vợ yêu của mình là Hoàng hậu Mumtaj Mahal. Đền Taj Mahal được xem là biểu tượng của tình yêu bất diệt và là hình mẫu tuyệt vời nhất của kiến trúc Môgôn, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Hồi giáo.
Pháo đài Agra.
Bên cạnh đó, chương trình cũng không thể thiếu những thắng cảnh “kỷ lục” khác của Ấn Độ như India Gate- một trong những đài tưởng niệm chiến tranh lớn nhất tại Ấn Độ, Tháp Qutub Minar - tháp cao nhất Ấn Độ… cùng nhiều cảnh quan đặc sắc khác. Đặc biệt, tour dành trọn một ngày thứ tư của chương trình để du khách tham dự lễ thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14: Dẫn Nhập Bồ Tát Hạnh và truyền Lễ Quán Đảnh Quán Thế Âm.
Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma được xem như người cha và là vị thần bảo hộ có năng lực nhất của Tây Tạng. Mỗi một vị Đạt Lai Lạt Ma đều được dân chúng Tây Tạng tôn kính không chỉ vì ngài là vị thần bảo hộ thiêng liêng mà còn là vì mỗi việc làm của ngài đều mang sự lợi lạc đến cho họ.
Vị Đạt Lai Lạt Ma hiện nay - Tenzin Gyatso là vị thứ 14, sống lưu vong tại Ấn Độ từ năm 1959 đến nay. Ngài được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989, các tác phẩm ngài viết trình bày Phật giáo Tây Tạng và Phật pháp nói chung được rất nhiều người đọc trên thế giới quan tâm.
Phương Thảo