ĐIỀU THÚ VỊ 10: NGÀY SINH NHẬT CHUNG
Thông tin: Năm mới của người Việt Nam được coi như ngày sinh nhật của tất cả mọi người.
Năm mới hay còn gọi là Tết ở Việt nam diễn ra hằng năm thời điểm gần cuối hoặc vào cuối của mùa đông. Tết bắt đầu vào ngày mùng 1 của âm lịch, ngày này thường là rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch.
Trong những sự khác biệt của Tết truyền thống, một năm mới cũng được xem là chúc mừng một sự khởi đầu mới. Giống với người Hàn Quốc, người Việt Nam tính tuổi theo số năm mới trong âm lịch mà họ đã từng sống. Như vậy một đứa trẻ sẽ chính thức bước vào một tuổi vào ngày Tết đầu tiên của nó. Thậm chí đứa trẻ chỉ sinh vài ngày trước đó, thì qua Tết, bé cũng được tính là thêm một tuổi mới!
ĐIỀU THÚ VỊ 9: LỄ HỘI TÉ NƯỚC CỦA THÁI LAN
Nói về năm mới truyền thống, thì năm mới của Thái được bắt đầu từ ngày 13 đến hết ngày 15 của tháng tư. Tết tại đất nước này được biết đến với lễ hội Songkran, lễ hội này được coi như là “một sự chiêm tinh” của người Thái. Điểm thu hút chính của lễ hội là bạn sẽ bị phun vào mặt một hỗn hợp gồm nước và bột mì hoặc bột talc.
Xem thêm: du lich Thai Lan, du lich Hong Kong và du lich Singapore
Bản thân lễ hội đã có ý nghĩa về tâm linh – nước được té lên các tượng phật, sau đó mọi người có thể lấy những giọt nước chảy xuống và đổ lên những người mà họ yêu thương để mang đến may mắn. Trong những ngày này, nước có thể sử dụng miễn phí, đối với các khẩu súng nước thì được bán khắp mọi nơi và cho mọi người trên lối xuống các con phố, nơi mà có nhiều người đi ngang qua.
ĐIỀU THÚ VỊ 8: TRUNG TÂM MUA SẮM THƯƠNG MẠI LỚN NHẤT
Sự thật là: Trung tâm mua sắm thương mại lớn nhất thế giới là Một thị trấn ma.
Trong năm 2005, tỉ phú Trung Quốc Alex Hu Guirong đã bắt đầu xây dựng trung tâm thương mại mua sắm ở Đông Quan, Trung Quốc. Với diện tích khoảng 7trm2, trung tâm thương mại mới ở miền nam Trung Quốc này đã có tới 2,350 gian hàng mua sắm, chưa kể toàn bộ kích thước tàu lượn siêu tốc, con kênh dài 1, 3 dặm và bản kiến trúc mô phỏng Khải Hoàn Môn cao gần 85m.
Tuy nhiên, đây xảy ra một vấn đề là không ai muốn đặt chân vào các cửa hàng này. Từ năm 2005 cho đến nay, chỉ khoảng 1% của trung tâm đã được sử dụng, 6,930,300 m2 khác chỉ là nơi đầy bụi bặm dưới các lớp vải, và những người làm việc ở đó thật sự chỉ là những người bảo vệ giữ không cho ai lấn chiếm đất mà thôi.
Có một vài lý do có thể lý giải tại sao khu thương mại này gặp khó khăn, và một trong số đó là địa điểm Đông Quan nơi mà có dân số chỉ khoảng 10 triệu, hầu hết là các công nhân nhà máy nghèo, và họ có thể mất vài giờ đồng hồ để đến khu thương mại này.
ĐIỀU THÚ VỊ 7: LỄ GIÁNG SINH
Thông tin: Bắc Triều Tiên tổ chức “phiên bản” giáng sinh theo cách riêng.
Ở Bắc Hàn, người dân không tổ chức lễ giáng sinh. Đối với người dân Bắc Hàn, giáng sinh vẫn còn là một thứ gì đó gần giống với một hành động của chiến tranh hơn là một buổi lễ kỉ niệm. Nên thay vì bắt tay vào các ngày lễ giáng sinh, người dân Bắc Hàn sẽ bắt tay vào chúc mừng ngày sinh của mẹ Kim Jong Il, người mà có ngày sinh vào ngày 24 tháng 12.
Bên cạnh ngày sinh mẹ của Kim Jong, Bắc Triều Tiên còn kỉ niệm “ngày hiến pháp”, ngày 27 tháng 12, và vào năm mới họ giữ việc diễu hành đến viếng thăm nơi an nghỉ của Kim Il Sung (người bắt đầu cuộc chiến tranh Triều Tiên ) dưới dạng xác ướp.
ĐIỀU THÚ VỊ 6: TRUNG QUỐC CHỈ CÓ MỘT MÚI GIỜ
Trung Quốc rộng khoảng 3,200 dặm (tương đương 5,200km), là nơi rộng lớn đủ để bao phủ khoảng 5 múi giờ tách biệt (Mỹ thì có 4 múi giờ). Mặc dù thế, Trung Quốc chỉ có 1 múi giờ kể từ cuộc nội chiến Trung Quốc năm 1949.
Lý do của hành động đó chủ yếu là do yếu tố chính trị. Trung Quốc là một lãnh thổ cực kì rộng lớn, và sau 20 năm nội chiến Cộng hòa nhân dân Trung Hoa muốn gửi đến mọi người sự đoàn kết. Thật không may, thực tế là trong khi thủ đô Bắc Kinh đang ngắm Mặt Trời mọc lúc 6 giờ sáng thì khu vực phía Tây như Tân Cương không thể nhìn thấy hoàng hôn trong hơn 2 giờ đồng hồ.
Hệ thống này vẫn duy trì cho tới ngày nay, mặc dù người dân Tân Cương đã đặt nền móng và tạo nên múi giờ riêng không chính thức của họ, múi giờ lệch 2 giờ so với chuẩn thời gian Trung Quốc. Nhưng Chính Phủ Trung Quốc không công nhận điều này.
ĐIỀU THÚ VỊ 5: BÉO PHÌ ĐƯỢC XEM LÀ BẤT HỢP PHÁP Ở NHẬT
Nước Nhật gần đây được xem là một quốc gia kỹ nghệ hóa siêu gầy trên thế giới. Họ đề ra một lý do rất chính đáng cho điều đó là đạo luật chống lại việc trở nên béo phì. Luật Nhật Bản ban hành người đối với người đàn ông trên 40 tuổi không thể có vòng eo lớn hơn 33,5 inches (tương đương 85cm). Phụ nữ thì được phép có vòng eo lớn hơn một chút với 35, 4 inches (tương đương 90cm).
Tại sao lại như vậy? Lý do mà họ đưa ra đó là người mảnh mai thì khỏe mạnh hơn và đây là một sự nỗ lực hướng đến cuộc chiến chống lại lượng cholesterol cao và vấn đề tăng huyết áp. Người nào vượt qua quy định về số vòng hợp pháp đã đề ra thì phải trải qua tư vấn và chế độ ăn kiêng phê duyệt của chính phủ.
Các công ty có số lượng lớn nhân viên thừa cân sẽ phải đóng phạt, đây là cách thức hướng tới việc chăm sóc sức khỏe cho những người cao niên.
ĐIỀU THÚ VỊ 4: QUÁ ĐÔNG VỀ DÂN SỐ
Thông tin: Trung Quốc và Ấn Độ có một phần ba dân số thế giới.
Trung Quốc được biết đến là nước có dân số đông, trên thực tế kích thước này cũng rất đáng kinh ngạc. Chỉ riêng tỉnh Tứ Xuyên đã có dân số lớn hơn Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Guatemala, Áo, Malaysia, New Zealand, Úc, và Canada cộng lại – và Tứ Xuyên mới chỉ là một trong bốn tỉnh lớn nhất của đất nước.
Trong thực tế, Ấn Độ và Trung Quốc hợp lại chiếm hơn một phần ba dân số toàn thế giới – khoảng 2,5 tỉ người (2012). Và tổng số người đó vừa khít trong một khu vực có diện tích lớn gần bằng nước Mỹ.
ĐIỀU THÚ VỊ 3: TUNG EM BÉ LÊN CAO ĐỂ LẤY MAY MẮN
Tại một ngôi đền ở những ngọn núi của Solapur, Ấn Độ, các trẻ mới sinh được đưa tới tham gia vào một nghi lễ, tại nghi lễ này người dân cho là sẽ ban cho đứa trẻ may mắn, sự can đảm, và sức khỏe. Các em bé được mang tới đỉnh tháp cao hơn 50 và sau đó thả xuống vực bằng tấm vải kéo dài được giữ bởi các nhà sư ở đáy tháp.
Nghi lễ Hồi Giáo này đã được thực hiện hơn 500 năm qua, và ngày nay nó vẫn được tiến hành. Trong khi rất nhiều người tham gia nghi lễ rất hoảng hốt thì người dân làng Musti khẳng định rằng chưa từng có một vụ chấn thương nào trước đó.
ĐIỀU THÚ VỊ 2: ĐÔI BÀN TAY MA THUẬT
Sự kiện: người Ấn Độ ăn bằng tay phải, lau bằng tay trái.
Một trong những phong tục thú vị nhất ở Ấn Độ là họ chỉ ăn bằng tay phải của mình. Lý do là họ dùng tay trái để sử dụng cho các việc vệ sinh thân thể. Để vệ sinh tay, người Ấn Độ không dùng giấy mà dùng đổ vào tay trái một ít nước để làm sạch. Ngoài các khách sạn hoặc nhà hàng phục vụ khách phương Tây thì thật sự rất khó để tìm giấy vệ sinh ở các nhà vệ sinh khắp đất nước này. Người dân tại đây cho rằng tại sao bạn lại muốn dùng giấy trong khi bạn có bàn tay trái rất hoàn hảo?
Thêm vào đó là đối với vấn đề ăn uống, việc sử dụng tay trái được xem là hành động xúc phạm. Ngược lại, với bàn tay trái, bạn có thể sử dụng để làm một số việc khác như cầm giữ tiền bạc hoặc dùng để bắt tay chào hỏi.
ĐIỀU THÚ VỊ 1: TRẺ EM Ở TRUNG QUỐC
Thông tin: Trẻ em Trung Quốc được đặt tên sau các sự kiện.
Vào năm 1992, Trung Quốc đề nghị đăng cai Thế vận hội 2000. Cùng năm đó, 680 người Trung Quốc đã đặt tên những đứa con mới sinh của họ Aoyun, dịch sang trực tiếp có nghĩa là “Olympic”. Hơn 4000 người đã tiếp tục đặt tên đó cho con mình hơn mười lăm năm tiếp theo sau đó. Và con số này tăng đột biến lớn khi có thông báo rằng Trung Quốc sẽ đăng cai thế vận hội Olympic năm 2008. Nhưng đây cũng không phải là vấn đề quá xa lạ đối với những ông bố bà mẹ Trung Quốc khi đặt tên con mình sau các sự kiện hoặc phong trào chính trị.
Có thể coi đây là kĩ thuật đặt tên cho trẻ em ở Trung Quốc – mặc dù có nhiều sự khác nhau nhưng theo thống kê đăng kí tên của người Trung Quốc thì tên gọi thông dụng thường có dạng chung như: “bảo vệ Trung Quốc” hoặc “xây dựng quốc gia”.
Vào năm 1992, Trung Quốc đề nghị đăng cai Thế vận hội 2000. Cùng năm đó, 680 người Trung Quốc đã đặt tên những đứa con mới sinh của họ Aoyun, dịch sang trực tiếp có nghĩa là “Olympic”. Hơn 4000 người đã tiếp tục đặt tên đó cho con mình hơn mười lăm năm tiếp theo sau đó. Và con số này tăng đột biến lớn khi có thông báo rằng Trung Quốc sẽ đăng cai thế vận hội Olympic năm 2008. Nhưng đây cũng không phải là vấn đề quá xa lạ đối với những ông bố bà mẹ Trung Quốc khi đặt tên con mình sau các sự kiện hoặc phong trào chính trị.
Có thể coi đây là kĩ thuật đặt tên cho trẻ em ở Trung Quốc – mặc dù có nhiều sự khác nhau nhưng theo thống kê đăng kí tên của người Trung Quốc thì tên gọi thông dụng thường có dạng chung như: “bảo vệ Trung Quốc” hoặc “xây dựng quốc gia”.